Tổng thống Mỹ thổi bay hàng tỷ USD của Iran chỉ với một chữ ký

Thứ Năm, 10/05/2018, 11:02

Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời tuyên bố sẽ áp đặt trở lại nhiều lệnh cấm vận đối với nước này.

Tổng thống Mỹ ký quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hôm 8-5 (giờ Mỹ). Ảnh Reuters 

Quyết định này đồng nghĩa với việc Iran có nguy cơ mất đi hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, ngành du lịch gặp khó khăn và cơ hội kinh doanh của người dân nước này cũng sẽ bị hạn chế hơn.

“Đây làm một trở ngại ở nhiều mức độ,” Hassan Hakimian, Giám đốc Viện Trung Đông, Đại học London cho biết. “Đây thực sự là một điều đáng thất vọng nếu như nhắc đến nững tác động của nó đến triển vọng phát triển kinh tế của Iran, đặc biệt là cho giới trẻ của nước này”, ông Hakiamian cho biết.

Các nhà phân tích đã đưa ra dự đoán về một nền kinh tế Iran bùng nổ sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ hồi năm 2016, Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân tên lửa của mình. Tuy vậy, triển vọng ấy có thể sẽ không bao giờ xảy ra, dù trong một khoảng thời gian ngắn, đầu tư nước ngoài và du lịch tăng trưởng khá đã giúp nền kinh tế Iran phục hồi.

Theo CNN, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Iran đã tăng lên 6,5% trong năm 2016, tuy nhiên, lại giảm xuống khoảng 1,6% vào năm tiếp theo. Lạm phát giảm còn mức 1 con số vào năm 2016, sản xuất dầu tăng trưởng và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra dự đoán về mức sống của người dân Iran cũng sẽ tăng lên.

Tình hình trở nên không còn mấy tươi đẹp sau khi Mỹ cương quyết rút khỏi thỏa thuận và áp đặt lệnh trừng phạt trở lại. Tăng trưởng kinh tế chững lại còn 3,3% vào năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng nghẹ và lạm phát vượt qua 10%.

Tỷ giá đồng Rial của Iran cũng đã giảm so với đồng USD của Mỹ và tình hình thậm chí còn có thể tồi tệ hơn.

Các chuyên gia cho rằng, chính những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm cho các nhà đầu tư “chùn bước” khi xem xét đổ vốn vào Iran.

IMF từng dự đoán nền kinh tế của Iran sẽ tăng trưởng khoảng 4,3% trong năm nay và 4,5% vào năm 2019. Tuy vậy, sau quyết định của Tổng thống Mỹ, những con số này có thể sẽ thay đổi.

Được biết, những biện pháp trừng phạt này sẽ hạn chế ngành xuất khẩu năng lượng của Iran, cô lập các ngân hàng vốn dĩ đang khó khăn chồng chất khó khăn.

Số phận của những khoản đầu tư nước ngoài vào Iran cũng đang “treo lơ lửng”, khi các nhà đầu tư có thể thấy những rủi ro đang chờ đón họ phía trước.

Sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ năm 2016 cũng như khi chính quyền sở tại nới lỏng những yêu cầu cấp thị thực, các hãng hàng không lớn của châu Âu như British Airways hay Lufthansa đã nối lại các chuyến bay thẳng đến Iran. Kết quả là lượng khách du lịch đến Iran đã tăng đáng kể, khoảng hơn 50.000 lượt khách mỗi tháng. Tuy thế, sau quyết định của Tổng thống Mỹ, quá trình tăng trưởng của ngành du lịch Iran cũng sẽ “gặp nguy”.

Với cam kết của Anh, Pháp và Đức tiếp tục ở lại với thỏa thuận, nhiều chuyên gia cho rằng tình hình có thể được cải thiện chút ít.

Duy Tiến
.
.
.