Lừa chạy việc, chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng
- Siêu lừa “chạy việc” chiếm đoạt tiền tỉ ở Đà Nẵng lãnh án 13 năm tù
- Tự xưng “cán bộ cấp cao” lừa chạy việc chiếm đoạt gần 4 tỉ đồng
- (HOT) "Siêu lừa” "chạy việc" vào ngành Công an, chiếm đoạt tiền tỷ
- Lừa chạy việc, chạy học để chiếm đoạt hơn 3,8 tỷ đồng
- Bắt đối tượng lừa “chạy việc”, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng
Từ đơn trình báo của người bị hại, ngày 21-11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã điều tra, ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Mão về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Qua các mối quan hệ xã hội, bà Hà Thị Nhật (trú tại thị xã Phú Thọ) quen biết với Nguyễn Thị Mão. Quá trình trao đổi, Mão tự giới thiệu có quan hệ quen biết với lãnh đạo Tổng cục Công nghiệp, Bộ Quốc phòng, có thể xin được biên chế vào các nhà máy Z của Bộ Quốc phòng.
Do tin tưởng, từ tháng 12-2016 đến tháng 3-2017, bà Nhật đã giới thiệu cho 7 người thân trong gia đình xin vào làm việc tại nhà máy Z 121, Z113 và Binh đoàn 12, Bộ Quốc phòng... Tất cả các trường hợp trên, sau khi nhận tiền, Mão đều viết giấy biên nhận tiền vào một quyển sổ, với tổng số tiền là 630 triệu đồng...
Ảnh bộ hồ sơ xin việc. |
Thời gian sau này, Mão không thực hiện được đúng như cam kết, bà Nhật buộc phải bỏ tiền túi ra trả cho những người bị hại. Nạn nhân sau đó đã làm đơn trình báo sự việc đến Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ.
Quá trình đấu tranh, Mão có thái độ quanh co, giấu giếm. Đến ngày 21-11, cơ quan CSĐT đã xác định được 13 trường hợp là nạn nhân của Mão trong vụ án này; đồng thời làm rõ được phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi của đối tượng gây án.
Trường hợp của ông Nguyễn Quang Huy (54 tuổi, trú tại Hạ Hòa, Phú Thọ) là một điển hình. Ông Huy có con gái là Nguyễn Thị Thanh Huế, trong lúc đi học có quen biết với con dâu của bà Mão là Nguyễn Thị Phương. Phương nói với Huế về việc bà Mão có quan hệ quen biết với Sở Nội vụ, có thể xin vào biên chế trong ngành Giáo dục. Ngày 18-11-2015, Phương nói với Huế về đợt thi tuyển công chức tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Chiều 18-11-2017, ông Huy cùng Huế đã đã đến gặp Mão. Trong quá trình nói chuyện, Mão khẳng định có thể chạy công chức cho chị Huế với chi phí là 220 triệu đồng. Ngay trong chiều hôm đó, ông Huy đã chuyển hồ sơ cùng 100 triệu đồng cho Mão. Sau khi nhận tiền, Mão đã viết giấy vay tiền với nội dung vay 100 triệu đồng.
Sau đó, ngày 25-11-2017, ông Huy tiếp tục chuyển 100 triệu đồng rồi 20 triệu đồng. Các lần này, Mão đều viết vào giấy vay nợ. Khi giao tiền, Mão có nói với ông Huy vào tháng 3-2016 sẽ diễn ra cuộc thi công chức., đề nghị ông Huy chi thêm 50 triệu đồng tiền chi phí. Ngày 1-11-2016, ông Huy đã giao số tiền trên cho Mão.
Đến tháng 3-2016, có đợt thi công chức, Mão thông báo để Huế đến dự thi. Quá trình điều tra xác định, Mão nhận tiền nhưng không làm gì. Trong trường hợp chị Huế trúng tuyển thì Mão sẽ lấy số tiền trên. Trường hợp nạn nhân bị trượt thì Mão sẽ “tùy cơ ứng biến”. Khi chị Huế thi trượt, ông Huy nhiều lần đến đòi tiền nhưng đến ngày 21-11, Mão vẫn không có tiền để trả.
Trong vụ án này, có nhiều trường hợp vì hám lời mà trở thành người có liên quan trong vụ án như Nguyễn Xuân Nghĩa (trú tại phường Gia Cẩm, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Nghĩa biết mình không có khả năng xin việc nhưng vẫn nhận tiền và hồ sơ xin việc của ông Ngô Bá Định (59 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).
Quá trình đấu tranh, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Thọ làm rõ: Trong lần đi mổ mắt tại Trung tâm chăm sóc mắt (nay là Viện Mắt tỉnh Phú Thọ), ông Định quen biết với Nguyễn Xuân Nghĩa. Nghĩa giới thiệu với ông Định về việc có thể xin được công chức của tỉnh Phú Thọ.
Ông Định rất phấn khởi vì có nhiều con và cháu đã tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng nhưng chưa xin được việc làm. Trong số đó có trường hợp của Nguyễn Thị Thúy Hạnh, là con của anh Nguyễn Hồng Phong (cũng trú tại Tam Nông). Hạnh có nhu cầu xin vào Bệnh viện Đa khoa huyện Đoan Hùng.
Khi ông Định tâm sự, Nghĩa đã nhận lời ngay. Sau khi ra viện, Nghĩa thường xuyên gọi điện thoại và cam kết 100% sẽ xin được việc cho Hạnh. Nghĩa đưa ra mức chi phí là 220 triệu đồng, hứa hẹn trong vòng từ 1-3 tháng nếu không xin được việc sẽ trả tiền và hồ sơ. Ngày 30-11-2014, anh Phong và ông Định đã giao hồ sơ và số tiền trên cho Nghĩa. Sau khi nhận, Nghĩa chuyển 155 triệu đồng cho Mão, phần còn lại giữ để chi tiêu cá nhân.
Về phía Mão, sau khi 2 bên thống nhất, Mão liền bỏ qua trung gian là Nghĩa, trực tiếp liên hệ anh Phong. Đối tượng khẳng định chắc chắn sẽ xin được việc cho con gái anh Phong, đồng thời yêu cầu nạn nhân đưa thêm chi phí là 70 triệu đồng, anh Phong cũng bị thuyết phục.
Quá trình lên nhà anh Phong chơi, Mão lại tìm cách tiếp cận, làm quen được với cháu của ông Định là Phan Thị Kim Thoa, khi đó đang có nhu cầu xin vào một trường mầm non trên địa bàn. Trong 2 ngày 15-6-2015 và 17-1-2016, người bị hại đã đưa cho Mão 125 triệu đồng để xin biên chế.
Khi sự việc vỡ lở, Nghĩa đã thống nhất với anh Phong và ông Định, trả người bị hại 65 triệu đồng; phần còn lại giao cho Mão... Toàn bộ số tiền chiếm đoạt được của các nạn nhân khoảng 2 tỷ đồng, Mão đã sử dụng để chi tiêu cá nhân, không có khả năng hoàn trả.