Công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Trả lời: Điều 5, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cụ thể: Công khai các hoạt động quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động và tài nguyên là biện pháp bảo đảm thực hành tiết kiệm, ngăn chặn, phòng ngừa lãng phí.
Trừ lĩnh vực, hoạt động thuộc bí mật nhà nước, các lĩnh vực, hoạt động sau đây phải thực hiện công khai: Dự toán, phân bố, điều chỉnh dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước của cơ quan nhà nước; các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước; đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước; các khoản thu vào ngân sách nhà nước, huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho tín dụng nhà nước các quỹ có nguồn đóng góp trong và ngoài nước; nợ công theo quy định tại Luật Quản lý nợ công; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, vùng, sử dụng đất, đô thị, danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn, xây dựng, khai thác tài nguyên; định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức quy định hoặc áp dụng thực hiện, quy chế quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức; quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành, lĩnh vực phân bố, sử dụng nguồn lực lao động…
Hình thức công khai bao gồm: Phát hành ấn phẩm; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; công bố tại cuộc họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức; công bố tại cuộc họp; cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ngoài các hình thức công khai bắt buộc theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lựa chọn áp dụng một hoặc một số hình thức công khai cho từng lĩnh vực hoạt động cho phù hợp với Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chính phủ quy định chi tiết hình thức, nội dung, thời điểm công khai