Người bệnh 'chuyển tuyến' không bị giảm quyền lợi
Theo báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố, đến tháng 1/2015, toàn quốc có 64,1 triệu người tham gia BHYT, đạt 71% tỷ lệ bao phủ trên tổng dân số cả nước (90,5 triệu người), trong đó tổng số người được cấp thẻ BHYT theo mẫu mới đạt gần 30 triệu thẻ (trong đó bao gồm 3 triệu hộ nghèo và 5,9 triệu người dân tộc tộc thiểu số)… Hiện còn gần 35 triệu người có thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng chuyển sang năm 2015.
Liên quan đến vấn đề chuyển tuyến khám chữa bệnh (KCB) BHYT được nhiều người quan tâm, đại diện BHXH Việt Nam cho biết, trong trường hợp người bệnh bị mắc các bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của các cơ sở KCB đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì người bệnh được chuyển lên tuyến trên điều trị. Để tạo điều kiện cho người tham gia BHYT bị mắc các bệnh mạn tính, các bệnh phải điều trị ở các tuyến cao hơn, Thông tư 37 của Bộ Y tế đã quy định các bệnh, nhóm bệnh được sử dụng giấy chuyển tuyến 1 lần cho đến hết năm dương lịch.
Ảnh mang tính chất minh họa. |
Về giảm tỷ lệ chi trả thuốc điều trị ung thư, theo quy định về Danh mục thuốc được quỹ BHYT thanh toán, có 9 loại thuốc đang thanh toán 100% nay giảm tỷ lệ thanh toán xuống còn 50%, gồm 4 loại thuốc điều trị ung thư và 5 loại thuốc điều trị các bệnh viêm khớp, viêm gan C, giải độc, điều trị thiếu hụt hóc môn tăng trưởng.
Theo lãnh đạo Ban Thực hiện chính sách BHYT, thực tế quy định này không giảm quyền lợi của người bệnh do hiện tại có đến 59 loại thuốc điều trị ung thư được quỹ BHYT thanh toán 100%. Các thuốc giảm tỷ lệ thanh toán xuống còn 50% không phải là các thuốc cứu tinh cuối cùng của bệnh nhân ung thư, đã có nhiều thuốc khác trong danh mục được quỹ BHYT thanh toán 100% để thay thế các thuốc này. Bên cạnh đó, 4 thuốc điều trị ung thư này là các thuốc công nghệ sinh học mới, chi phí điều trị rất tốn kém. Các loại thuốc trên, các nước trên thế giới không đưa vào danh mục thuốc được quỹ BHYT thanh toán.
Quyền lợi của người tham gia BHYT có bị giảm không, BHXH Việt Nam khẳng định, người tham gia BHYT có nhu cầu đi khám chuyển tuyến với lý do được hưởng gói quyền lợi tốt hơn, cao hơn, ở các tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
Ở khu vực nội trú cấp bách hơn, quyền lợi không những không giảm, được tăng, tại bệnh viện tuyến tỉnh được chi trả 60% chứ không phải 50% như trước, tuyến trung ương là mức 40%, trước chỉ là 30%.
Khu vực ngoại trú, đối với những bệnh nặng, mạn tính, bệnh có chi phí lớn cần điều trị dài ngày, Bộ Y tế đã quy định 47 nhóm bệnh, tương đương với hàng trăm diện bệnh được sử dụng giấy hẹn trái tuyến 1 năm cho hết năm, được hưởng đầy đủ quyền lợi theo mức hưởng của mình.
Lý do nữa là người bệnh mong muốn thuận lợi đi lại, người bệnh được chọn bệnh viện tuyến huyện, tuyến xã để đăng ký làm nơi KCB ban đầu mà không phân biệt địa giới hành chính.