Nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch

Chủ Nhật, 16/08/2020, 15:13
Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo sức khỏe, mọi người cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong mùa dịch COVID-19, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc khuyến cáo bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà không cần ăn thêm bất cứ thức ăn đồ uống nào khác. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất mà còn cung cấp nhiều kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ và tập cho trẻ ăn dặm. Ăn đủ 3 bữa và các bữa phụ trong ngày. Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm và chú ý tăng cường ăn trái cây tươi. Trẻ cần được uống đủ nước. Không nên cho trẻ ăn các thức ăn chế biến công nghiệp vì chúng không có lợi cho sức khỏe.Vệ sinh các dụng cụ chế biến ăn dặm, bát, thìa trước và sau khi cho trẻ ăn.

Lời khuyên dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 2 tuổi

Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học cho thấy COVID-19 lây truyền qua đường sữa mẹ. Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là cách tốt nhất và an toàn cho trẻ.

Ngoài ra, Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4–5-1 vào bữa ăn hàng ngày bên cạnh việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống, để mỗi người sẽ là “một lá chắn thép” vững chắc trong công cuộc chiến đấu với COVID-19.

Một trong những biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả, người dân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và xây dựng lối sống lành mạnh tạo thành thói quen có lợi sức khỏe để đẩy lùi dịch bệnh. Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng sức đề kháng để có một sức khỏe tốt phòng, chống lại dịch bệnh.

Công thức dinh dưỡng 4-5-1 để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch

Công thức dinh dưỡng 4–5-1 nhằm tăng cường sức khỏe mùa dịch, cân bằng dinh dưỡng là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng. Theo đó, chế độ ăn cân đối 4 yếu tố phải cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng trong chế độ ăn (Carbohydrate; protein; lipid); cân đối về protein (giữa đạm động vật và thực vật); cân đối về lipid (giữa lipid động vật và lipid thực vật); cân đối về vitamin và khoáng chất.

Có ít nhất 5 nhóm trong 8 nhóm thực phẩm, gồm: Nhóm lương thực (gạo, bột mì),  nhóm hạt các loại, nhóm sữa và các chế phầm từ sữa, nhóm thịt các loại, cá và hải sả, nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng, nhóm củ quả màu vàng, da cam, rau xanh thẫm, nhóm rau củ quả khác, nhóm dầu ăn, mỡ các loại

Theo đó, dinh dưỡng một ngày phải cân đối, an toàn. Một bữa ăn hoặc dinh dưỡng trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm. Kết hợp lựa chọn thực phẩm an toàn kể cả tươi sống và thực phẩm công nghiệp để đảm bảo sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

Minh Thư
.
.
.