200.000 người chết mỗi năm vì bệnh tim mạch: Người Việt vẫn đang chủ quan!
- Trẻ béo phì có nguy cơ bị bệnh tim mạch
- Phòng chống bệnh tim mạch từ thực phẩm
- Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh tim mạch ở Việt Nam
- Rét đậm, nguy cơ cao cho người bệnh tim mạch và hô hấp
- Khám, tư vấn miễn phí bệnh tim mạch
Điều này được GS.TS. Đỗ Doãn Lợi, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cho biết tại hội thảo về dự phòng, quản lý tăng huyết áp và bệnh tim mạch do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội ngày 25-4.
Cả nước hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp và là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ. Thế nhưng, đáng lo ngại khi theo TS Trương Đình Bắc – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, có tới gần 60% người bị bệnh tăng huyết áp chưa được phát hiện và hơn 80% chưa được điều trị.
Có tới 70% số người có nguy cơ bị tim mạch hiện không được tư vấn, quản lý dự phòng. Dưới 1/3 (28,9%) số người có nguy cơ tim mạch cao được điều trị/tư vấn dự phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Các đại biểu trong nước và quốc tế chia sẻ kinh nghiệm quản lý bệnh huyết áp và tim mạch |
Bác sĩ Dương Ngọc Long (Viện Tim mạch Việt Nam) cho biết, khảo sát mới nhất tại 1.179 xã đã phát hiện số bệnh nhân tăng huyết áp tới 365.182/2.203.893 người khám sàng lọc. Trong đó, số người mới phát hiện chiếm 50% và là con số đáng báo động về thực trạng thiếu nhận thức về tăng huyết áp.
Nguyên nhân của bệnh tim mạch tăng nhanh ở Việt Nam được các chuyên gia chỉ ra. Đó là do ăn thiếu rau và trái cây ở mức rất cao: có tới 57,2% dân số trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây so với khuyến cáo của WHO là 400g/ngày và tỷ lệ này cao hơn ở nam giới so với nữ giới (63,1% so với 51,4%).
Việc ăn mặn cũng góp phần làm gia tăng bệnh tim mạch: Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ 9,4 gam muối trong một ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO là dưới 5 gam muối/người/ngày. Lười vận động cũng là nguyên nhân của bệnh tim mạch: chúng ta có gần 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (hoạt động thể lực ít nhất 150 phút/tuần). Tỷ lệ này ở nam chỉ là 20,2%, thấp hơn so với nữ hiện là 35,7%.
Trong khi ăn nhiều chất dinh dưỡng lại ít vận động, dẫn đến tình trạng béo phì-kẻ thù của bệnh tim mạch. Có tới 15,6% số người Việt Nam bị thừa cân béo phì và bệnh này không có sự khác biệt giữa nam và nữ, ở thành thị cao nông thôn. Tỷ lệ thừa cân béo phì đang có xu hướng tăng nhanh.
Bác sĩ Lê Tuấn Thành -Viện tim mạch Việt Nam kiểm tra bệnh tim cho trẻ |
Thế nhưng, mặc dù bệnh tim mạch tăng nhanh về cả số người mắc và tử vong ở mức báo động, nhưng các chuyên gia lưu ý đây lại là bệnh hoàn toàn có thể phòng được, bằng việc thay đổi hành vi nguy cơ phổ biến như ăn nhạt hơn, tăng khẩu phần rau quả, không rượu bia, thuốc lá và vận động nhiều.
Bên cạnh giải pháp phòng chống các yếu tố nguy cơ, để giảm gánh nặng bệnh tim mạch, Bộ Y tế đang tăng cường triển khai các dịch vụ dự phòng tại các trạm y tế xã nhằm phát hiện sớm, quản lý người có nguy cơ tim mạch, quản lý lồng ghép đối với các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là tăng huyết áp và đái tháo đường...
Dự án cộng đồng Vì trái tim khỏe có mục tiêu kiểm soát huyết áp của 2 triệu người dân (khoảng 700.000 người trên 40 tuổi) thông qua tăng khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chất lượng cao có tính khả thi, bền vững và có thể nhân rộng đang được triển khai ở bốn quận tại TP Hồ Chí Minh từ 2016-2018. Dự án đã giúp thêm 141.840 người tiếp cận với thông điệp về tăng huyết áp, thiết lập mạng lưới phát hiện và quản lý tăng huyết áp; thông tin cơ bản của những người bệnh được nhập vào phần mềm theo dõi quản lý tăng huyết áp. Với cấu phần Health đang thử nghiệm, đã có tin nhắn SMS thúc đẩy sự tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống tích cực cho những người tham gia chương trình. |