Bé trai tử vong khi đang truyền nước
Do gia đình bệnh nhi khó khăn nên Trung tâm đã vận động y, bác sĩ (BS) đóng góp chi phí và thành lập đoàn đến nhà bà ngoại của cháu Nhân ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) để chia buồn, động viên mọi người.
Trước đó, rạng sáng ngày 19-5, bé Nhân được gia đình bà ngoại nuôi là ông bà Nguyễn Thị Kim The (52 tuổi, ở xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, Sóc Trăng) đưa vào TTYT huyện Mỹ Xuyên (Bệnh viện Mỹ Xuyên cũ - PV) vì cháu bị nôn ói. Kíp trực đêm chẩn đoán chúa bị viêm phổi và rối loạn tiêu hóa nên cho uống thuốc đến sáng thì cháu khỏe, cười nói và đùa giỡn bình thường.
Trung tâm Y tế huyện Mỹ Xuyên, nơi cháu Nhân tử vong khi đang truyền nước. |
Theo lãnh đạo TTYT huyện Mỹ Xuyên, ca trực chuyển tiếp vào buổi sáng nhận định bé trai mất nước, viêm phổi nên cho y lệnh sử dụng kháng sinh và truyền dịch. Khi truyền nước biển được gần 10 phút thì Hữu có biểu hiệu bất thường.
“Lúc đó bác sĩ trực xử trí tích cực nhưng không hiệu quả. Trước diễn biến này chúng tôi phải chờ Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế kết luận” – BS Danh cho biết.
Đối với dư luận cho rằng bé bị sốc nước biển dẫn đến tử vong, người đứng đầu TTYT Mỹ Xuyên nói: “Cơ quan Công an đã giải phẫu tử thi, lấy mẫu thuốc và dịch truyền. Họ cũng lấy lời khai của nhiều người. Vụ việc xảy ra vào ngày nghỉ nên tôi đang cho kíp trực tường trình rồi báo cáo lãnh đạo vào buổi giao ban đầu tuần”.
Trái với lời của bác sĩ Danh, bà Nguyễn Thị Kim The kể lại: “Khi thấy cháu Nhân giãy dụa lúc truyền nước biển, người nhà có phản ánh đến nhân viên y tế thì nữ điều dưỡng nói “không sao”. Sau đó có một BS nói “cháu chị bị bệnh nặng lắm”. Nói bệnh nặng sao không chuyển cháu tôi lên tuyến trên. Từ lúc nhập viện đến khi chết, cháu Nhân chỉ nôn ói 2 lần, trước khi truyền nước biển cháu đã khỏe”.
Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP Cần Thơ) cho rằng, trường hợp cháu Nhân tử vong có thể thấy lỗi khá rõ ở cơ sở y tế vì truyền dịch là việc làm bình thường, không có gì phức tạp nên y, bác sĩ để xảy ra hậu quả đáng tiếc vậy như vậy là phải làm rõ trách nhiệm của kíp trực. Theo luật sư Đức, vụ việc xảy ra ngày cuối tuần nên cơ quan chức năng phải xem bảng phân công nhiệm vụ của từng người trong ca trực để xem trách nhiệm thuộc về ai.
“Theo tôi nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự thì phải cụ thể hóa hành vi của điều dưỡng hay BS. Trong đó, có 3 hành vi cần đặt ra xem xét là “Vô ý làm chết người”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm các quy định về khám, chữa bệnh”. Để đánh giá từng hành vi phải xem hoàn cảnh cụ thể khi xảy ra vụ việc - luật sư Đức cho biết.