Trở về vùng “đất thép” huyền thoại

Thứ Bảy, 30/04/2022, 09:19

Những ngày đầu tháng 4, chúng tôi hòa vào dòng người trở về với mảnh "đất thép" anh hùng thăm Khu di tích lịch sự địa đạo Củ Chi. Nhiều du khách đến đây để được hiểu thêm về những năm tháng chiến tranh, về lịch sử hào hùng của dân tộc, để được thắp nén nhang tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ đã làm nên lịch sử vẻ vang...

Khu di tích địa đạo Củ Chi thuộc huyện Củ Chi, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, được hình thành từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (khoảng năm 1948). Từ năm 1961, khi Khu ủy, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định chọn Củ Chi làm căn cứ, thì hệ thống địa đạo càng phát triển, phát huy tối đa tác dụng, đặc biệt từ năm 1966, trước những hành động của quân xâm lược Mỹ sau khi vào miền Nam tham chiến.

Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -0
Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược - nơi lưu danh hơn 45 ngàn Liệt sĩ hi sinh tại Sài Gòn - Gia Định, được xây dựng trang trọng uy nghi, để tưởng nhớ công lao các chiến sĩ anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Với ý chí quật cường, sáng tạo, bền bỉ, quân và dân Củ Chi đã xây dựng hệ thống địa đạo dài hơn 200 km, với các công trình liên hoàn, như: Chiến hào, kho tàng, khu làm việc, nghỉ ngơi... Hệ thống đường hầm nhiều tầng có khả năng chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép.

Trong địa đạo có những nút chặn ở những điểm cần thiết để ngăn chặn địch hoặc chất độc hóa học phun vào, những đoạn hiểm yếu còn đặt hầm chông, cạm bẫy... Nhiều cửa hầm được cấu trúc thành chốt chiến đấu, ụ bắn tỉa rất linh hoạt, kết hợp với hàng trăm km chiến hào, công sự, trận địa chông, mìn trên mặt đất đã biến Củ Chi thành vùng “đất thép” huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.

Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -0
Ông Võ Văn Dựng, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỹ Hưng huyện Củ Chi, cho biết: “Việc đào các tuyến địa đạo và giao thông hào thực sự có hiệu quả rất lớn trong thời chiến...”.

Di tích Địa đạo Củ Chi đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016. Cho đến nay, địa đạo Củ Chi là một trong 6 công trình nhân tạo đặc biệt nhất thế giới, cũng là một trong 7 điểm đến kỳ lạ nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -0
​ Địa đạo Củ Chi chằng chịt như tổ kiến.

Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng về Khu di tích Địa đạo Củ Chi:

Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -0
Thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ tại Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược.
Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -1
Những ngày tháng Tư lịch sử, nhiều người trong và ngoài nước tìm đến tham quan Khu di tích Địa đạo Củ Chi…
Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -0
Du khách chui xuống tham quan địa đạo.
Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -1
Anh Giáp Văn Thịnh (quê Gia Lai, xuống thăm con đang học ở TP Hồ Chí Minh) cùng con trai đi thăm quan địa đạo.
Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -2
Hai em Cao Thanh Thư và Thanh Ngà, học sinh Trường THPT Phạm Văn Sáng, huyện Hóc Môn, nói: “Tụi em chui xuống địa đạo và hiểu sự anh dũng của bộ đội và người dân có thể sinh sống hàng ngày và chiến đấu trong nhiều năm với điều kiện vô cùng gian khổ, khó khăn, nguy hiểm”.
Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -1
Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -2
Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. 
Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -3
Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -0
Trong chiến tranh, những vũ khí thô sơ tự chế, những loại chông như chông kẹp nách, chông bẫy cọp, chông đinh sắt, chông trục xoay... đều khiến cho quân thù khiếp sợ.
Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -2
Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -3
Nơi đây còn lưu giữ vô số những hiện vật chiến tranh như bom pháo, đạn dược, khí tài quân sự.
Những ngày tháng 4 lịch sử trên quê hương “Đất thép” địa đạo huyền thoại -0
Khu di tích địa đạo trở thành điểm du lịch về nguồn, nơi giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, tri ân công ơn to lớn của các Anh hùng, Liệt sĩ, đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Phú Lữ
.
.
.