Vi phạm Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản, Luật Báo chí còn nhiều
Tình trạng vi phạm Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản, Luật Báo chí còn nhiều, nhất là trong hoạt động lễ hội, kinh doanh dịch vụ văn hóa. Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ VH-TT Trần Chiến Thắng tại Hội nghị đánh giá công tác văn hóa - thông tin năm 2006.
Tại Hội nghị đánh giá công tác văn hóa - thông tin năm 2006 được tổ chức tại Hà Nội vào các ngày 11 và 12/1, nhiều vấn đề lớn đã được lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thông tin chỉ ra, làm cơ sở triển khai công tác năm 2007.
Theo Thứ trưởng Trần Chiến Thắng, công tác văn hóa - thông tin đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của người dân và thông qua các hoạt động ngoại giao, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế: hoạt động báo chí đã bám sát định hướng chính trị và thực tiễn đời sống để thông tin kịp thời và đầy đủ, nêu rõ vai trò đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
Việc tổ chức và chất lượng nghệ thuật của các đơn vị Nhà nước tạo được đời sống văn hóa phong phú. Lĩnh vực điện ảnh đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế. Công tác xử lý các vi phạm bản quyền đã tạo sự tin tưởng của quốc tế khi Việt
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, vẫn còn những vấn đề nổi cộm cần được quan tâm: Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn quản lý Nhà nước, tạo những lỗ hổng trong quy định hướng dẫn cụ thể. Trong nhiều lĩnh vực còn thiếu chủ động và bộc lộ nhiều sơ hở, việc giải quyết tồn động thiếu dứt điểm.
Tình trạng vi phạm Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản, Luật Báo chí còn nhiều, nhất là trong hoạt động lễ hội, kinh doanh dịch vụ văn hóa; các chương trình nghệ thuật kém chất lượng vẫn còn. Nạn băng đĩa lậu kéo dài nhiều năm vẫn không được giải quyết dứt điểm. Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa còn mang tính hình thức; mức chênh lệch trong hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền còn chênh lệch lớn. Hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp thấp, nhất là thực hiện cổ phần hóa diễn ra chậm