Từ Bùi Tiến Dũng đến Sơn Tùng M-TP
"Là một người trẻ nhưng anh ấy đã truyền động lực cho rất nhiều người. Và những sản phẩm của anh ấy cũng cho mình rất nhiều cảm xúc. Mình đã theo dõi anh ấy cũng khá lâu rồi". Thực tế, Bùi Tiến Dũng cũng từng mang lại nguồn cảm hứng cho nhiều người trẻ sau khi cùng U23 Việt Nam tạo ra địa chấn tại Thường Châu năm 2018.
Bùi Tiến Dũng trong màu áo U23 Việt Nam. |
Trong vai "người hùng" giúp U23 Việt Nam giành ngôi Á quân, Bùi Tiến Dũng nhanh chóng trở thành thần tượng của nhiều bạn trẻ, trong đó có cả những cầu thủ thuộc thế hệ đàn em đang nỗ lực theo đuổi con đường chuyên nghiệp.
Với sự nổi tiếng của mình, Bùi Tiến Dũng cũng nhanh chóng trở thành một nhân vật hot của giới showbiz. Thế nhưng bên cạnh những lời ca tụng, ngưỡng mộ, Bùi Tiến Dũng cũng chịu không ít thị phi.
Đó là những scandal đến từ hậu trường như bản báo giá khủng, những tin đồn liên quan đến người mẫu và cả những sai lầm từ sân cỏ dẫn đến những sự chỉ trích, quay lưng của khán giả, người hâm mộ.
Sau vinh quang, những cú vấp cũng khiến cho Bùi Tiến Dũng trưởng thành hơn. Và điều mà anh phải làm quen chính là đối diện với những thi phi và lời chỉ trích bằng việc chứng minh trên sân cỏ. Bùi Tiến Dũng đang nỗ lực tìm lại chính mình từ những sai lầm trên sân cỏ.
“Vì sao Bùi Tiến Dũng mắc sai lầm?” – một khán giả đã mạnh dạn hỏi như vậy và anh đã nói rằng: "Hầu như tất cả các thủ môn đều phải chấp nhận điều đó. Những sai lầm nó luôn đến. Bởi vì suốt 90 phút lúc nào mình cũng phải tập trung, những tình huống khó khăn hay dễ dàng thì đều phải cố gắng xử lý tốt.
Thủ môn nào cũng đều muốn những điều tốt nhất cho đội bóng, muốn làm những điều tốt nhất cho mọi người có thể nhìn thấy. Khi thành công, tất cả mọi người sẽ đều vỗ tay, tung hô bạn. Còn khi thất bại, nỗi buồn lớn nhất thì chỉ có mình thủ môn nhận hết.
Dũng nói ở đây không chỉ cho bản thân mình mà còn cho những thủ môn khác, kể cả các bạn trẻ sau này. Các em đi sau có niềm đam mê với nghề thủ môn, hãy biết đó là điều hiển nhiên. Bởi khi các em thất bại, các em vẫn phải tiếp tục và hãy cố gắng. Và cho dù không có ai bên cạnh mình nữa, tất cả mọi người đều quay lưng với những sai lầm của mình thì hãy cứ kiên định. Đó là cái nghề của mình, các em muốn thành công thì chắc chắn phải vượt qua những điều như thế". Đây là điều mà bất cứ nhân vật nổi tiếng nào cũng đều phải trải qua, kể cả Sơn Tùng M-TP. Vấn đề nằm ở chỗ, mỗi người sẽ tiếp nhận và xử lý vấn đề của riêng mình như thế nào.
Năm 2017, khi chia sẻ trong một chương trình truyền hình về cảm giác khi vướng phải những scandal mà mình không mong muốn, Sơn Tùng nói rằng: "Cảm giác đó là cảm giác rất khó chịu ở thời gian đầu. Tại sao tên mình lại xuất hiện ở đó, trong bài báo đó, lại ở phần title... Họ không hiểu rõ về mình và để lại trong đầu họ hình ảnh không được đẹp về mình....
Đã có những quãng thời gian mình đập phá trong căn phòng. Nhưng cho đến bây giờ, mình đã quen với điều đó. Trong đầu mình luôn tâm niệm rằng, muốn ngồi ở vị trí mà không ai ngồi được thì phải chịu được những cảm giác giác mà không ai chịu được".
Vâng, người của công chúng phải "chịu được những cảm giác giác mà không ai chịu được" chính là một trong những "chìa khoá" thành công của Sơn Tùng. Có thể, đó sẽ là cảm hứng cho Bùi Tiến Dũng trên hành trình lấy lại vị trí của mình trên sân cỏ.
Mới đây, Bùi Tiến Dũng đã không có tên trong danh sách Đội tuyển Việt Nam. Có thể đó là một thông điệp mang tính cảnh báo cho thủ môn này với sự nghiệp còn nhiều thử thách phía trước.
"Không có phong độ tốt thì chúng ta sẽ không được gọi lên đội tuyển Việt Nam để cống hiến cho màu cờ sắc áo" - Tiến Dũng đã chia sẻ như vậy. Mong rằng, anh sẽ nỗ lực để không "mãi mãi U23".
VFF tập trung cho Vòng loại World Cup 2022 HLV Park Hang-seo mới đây đã khẳng định, Đội tuyển Việt Nam sẽ ưu tiên mục tiêu giành vé vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á. Đây là thành tích mà Đội tuyển Việt Nam chưa từng đạt được nên ông sẽ dành sự tập trung và chuẩn bị cao nhất cho 3 trận đấu còn lại tại vòng loại thứ 2 có tính chất quyết định tấm vé đi tiếp. FIFA và AFC đã thống nhất lùi các trận đấu thuộc Vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á sang năm 2021. Do đó mà Đội tuyển Việt Nam không còn giải đấu nào trong năm 2020. Theo Tổng Thư ký VFF Lê Hoài Anh, các trận đấu của Đội tuyển Việt Nam tại Vòng loại World Cup 2022 chỉ có thể diễn ra trong hai giai đoạn, từ 22 đến 30-3-2021 hoặc 31-5 đên 15-6. Ở giai đoạn 1 tối đa sẽ có 2 trận và giai đoạn 2 sẽ có tối đa 4 trận thuộc FIFA day. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên VFF đang khó sắp xếp các trận đấu giao hữu quốc tế cho Đội tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, VFF cho biết sẽ hỗ trợ tối đa để huấn luyện viên Park Hang Seo đối với các yêu cầu chuyên môn khác. VFF cũng thống nhất quan điểm chú trọng mặt trận Vòng loại World Cup 2022. VFF sẽ làm việc với ông Park Hang-seo để lên kế hoạch chuẩn bị cho Đội tuyển Việt Nam. Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn từng nhấn mạnh rằng, việc lọt vào Vòng loại thứ 3 World Cup 2022 sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cọ xát với những nền bóng đá lớn trên thế giới. Đây là cơ hội để chúng ta nâng tầm, từng bước thực hiện lộ trình giành vé đến World Cup 2026. ĐT Việt Nam đang dẫn đầu bảng G Vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á với 11 điểm sau 5 trận, hơn Malaysia 2 điểm, Thái Lan 3 điểm và UAE (4 trận) 5 điểm. |