"Trò đùa Thiên lôi” hay trò đùa số phận một bộ phim?
Ngay từ khi ra mắt, “Trò đùa Thiên lôi” đã chiếm được tình cảm của người xem. Nhiều doanh nghiệp hỏi mua bản quyền. Người ta không bán vì ý định đưa phim vào Sài Gòn phát hành để thu lợi nhuận cao hơn. Vậy mà suốt hai năm qua nó vẫn “nằm đắp chiếu” trong kho như một thứ hàng tồn.
Phim truyện “Trò đùa Thiên lôi”, kịch bản dựa theo truyện ngắn “Chuyện có thể” của nhà văn Bão Vũ, biên kịch Đỗ Trí Hùng, đạo diễn Nguyễn Quang. Toàn những tên tuổi quen thuộc, giàu kinh nghiệm nghề nghiệp. Phim đã đoạt giải “Cánh diều bạc” của Hội Điện ảnh năm 2003.
Là bộ phim truyện đầu tiên của Điện ảnh Việt
Với sự tham gia của những nghệ sĩ quen thuộc còn nổi lên hai diễn viên trẻ là Minh Tiệp trong vai Tình và Tinna vai Hoa - người yêu Tình. Đây là lần đầu tiên, cô ca sĩ trẻ người Việt lai này tham gia đóng phim. Vẻ đẹp về mặt hình thức và lối diễn tự nhiên, giàu nội tâm đã đưa Tinna lên bục danh vọng nhận giải diễn viên nữ triển vọng tại Liên hoan phim ở Buôn Ma Thuột.
Có thể nói phim đã đạt tiêu chuẩn mà khán giả mong đợi. Ngay từ khi ra mắt, “Trò đùa Thiên lôi” đã chiếm được tình cảm của người xem. Nhiều doanh nghiệp hỏi mua bản quyền. Người ta không bán vì ý định đưa phim vào Sài Gòn phát hành để thu lợi nhuận cao hơn. Vậy mà suốt hai năm qua nó vẫn “nằm đắp chiếu” trong kho như một thứ hàng tồn. Trong khi ngoài rạp xuất hiện không biết bao nhiêu phim thương mại kém chất lượng khác. Có phim làm người xem bất bình bỏ ra khỏi rạp giữa chừng, hay chửi người bán vé vì đã “lừa” họ xem phải phim dở.
Hỏi lý do, đạo diễn nói: “Tôi cũng mong đứa con tinh thần của mình đến với người xem lắm chứ, nhưng chẳng biết làm sao mà tới giờ phim vẫn chưa được chiếu. Hỏi lãnh đạo thì được trả lời là chưa có kinh phí phát hành”. Khi nhận kịch bản, ông Nguyễn Quang rất hào hứng và thực hiện nó hết mình. Những cảnh quay mưa gió phải huy động những xe phun nước của công an lên tận Sơn Động, Bắc Giang hàng mấy đêm liền. Diễn viên Minh Tiệp suýt chết rét khi phải nằm triền miên giữa làn nước, giữa eo núi hút gió, đến nỗi cả đoàn phải cho uống nước mắm để tỉnh và hoàn thành vai diễn. Hai tháng ròng rã ngoài hiện trường, cộng với hai tháng mệt mỏi làm hậu kỳ, bao nhiêu tiền bạc, công sức và tâm huyết dốc vào đấy nhưng tới bây giờ phim vẫn chỉ là một bí mật với khán giả, và càng ngày càng khiến họ hoài nghi về chất lượng của nó.
Khi thắc mắc điều này, ông Tất Bình (Giám đốc Hãng phim truyện 1 - đơn vị sản xuất phim này) tâm sự: “Chúng tôi đang chờ cơ hội để phát hành. Có hai lý do khiến bộ phim chậm ra mắt khán giản vì việc đăng ký rạp chiếu không đơn giản. Các chủ rạp cứ nói là ưu đãi phim Việt
Một số nhà phát hành thì bày tỏ ý kiến: “Các phim nhà nước bỏ tiền làm không chú trọng tuyên truyền, quảng cáo. Lẽ ra những phim này cần được tiếp thị thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức, định hướng gợi mở tính tò mò nơi người xem. Tiếc là cả hãng sản xuất lẫn người làm phim đều “đủng đỉnh” và “kiêu”. Có hãng thậm chí giấu nhẹm thông tin vì không muốn bị dư luận “mổ xẻ”. Họ quên mất rằng ngay cả những thông tin nghịch đối với phim vẫn tạo được sự tò mò ở người xem và quảng bá hiệu quả tên phim, hình ảnh phim. Trong khi phim tư nhân bỏ ra vài trăm triệu, thậm chí hàng tỉ để quảng cáo với các hình thức đa dạng, các giải thưởng cho người xem, thì nhiều phim nhà nước chẳng chịu chi một đồng quảng cáo nào”.
Cục Điện ảnh không hề có ý kiến gì giúp “Trò đùa Thiên lôi” được sớm ra mắt khán giả. Trong trường hợp này chúng ta không thể hiểu người ta rót tiền đầu tư làm phim nhằm mục đích gì khi mà tiền tỉ đã bỏ ra, còn độ vài chục triệu cho quảng cáo và phát hành thì mãi vẫn nằm trong sự chờ đợi và hy vọng từ những nơi khác.
Vậy là vấn đề không phải ở chất lượng, không phải những nhà làm phim của ta không có tài, không tâm huyết mà còn do quá nhiều bất cập về cơ chế quản lý và phát hành. Một nhà kinh doanh bỏ ra một tỉ mỗi năm phải thu về được tiền lãi là bao nhiêu? Nếu vay một tỉ phải trả cho ngân hàng số tiền hàng tháng là bao nhiêu? Trong khi một tỉ của nhà nước bỏ ra hai năm liền chỉ để dự giải “vui vẻ” xong rồi bỏ vào kho với chức danh mới là “phim cũ”? Như thế khác nào một “trò đùa”, đùa với tiền bạc nhà nước, đùa với công sức những người lao động nghệ thuật chân chính?