Thi vẽ tranh “hành động vì Động vật hoang dã”

Thứ Hai, 24/11/2014, 19:37
Nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng và khuyến khích cộng đồng trực tiếp tham gia bảo vệ ĐVHD, góp phần bảo tồn hệ sinh thái đa dạng của Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Hành động vì Động vật hoang dã”.

Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể thay đổi nếu cộng đồng “cùng hành động vì động vật hoang dã”.

Theo ENV, tất cả các công dân Việt Nam trừ các hoạ sĩ chuyên nghiệp đều có quyền tham gia cuộc thi. Các nội dung mà bức tranh có thể thể hiện: Minh họa mối đe doạ đối với các loài tê giác, hổ, tê tê hay các loài động vật hoang dã (ĐVHD) khác của Việt Nam do hành vi săn bắt, buôn bán trái phép, thu hẹp môi trường sống hoang dã; khuyến khích cộng đồng không sử dụng sừng tê giác, cao hổ hay vẩy tê tê, sử dụng các loại thuốc thay thế; khuyến khích cộng đồng không sử dụng ĐVHD làm đặc sản vì điều này thúc đẩy hoạt động săn bắt, buôn bán trái phép ĐVHD; khuyến khích cộng đồng không mua ĐVHD để làm vật cảnh; ca ngợi tình yêu động vật hoang dã và sự hoà hợp giữa con người và ĐVHD; khuyến khích cộng đồng hành động để bảo vệ ĐVHD.

Theo Ban tổ chức, tác phẩm dự thi phải do chính tác giả vẽ và chưa được dự thi ở các cuộc thi khác hay công bố trên các phương tiện truyền thông; tác phẩm dự thi phải được vẽ trên khổ giấy A3 hoặc lớn hơn; thông tin về tác giả (tên đầy đủ, tuổi, địa chỉ, điện thoại) phải được ghi rõ ở mặt sau của tác phẩm; mỗi tác phẩm cần có tên hay phần trình bày nội dung (dài không quá nửa trang A4); mỗi tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm. Bài dự thi gửi về Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên - ENV, hòm thư 222 Bưu điện thành phố Hà Nội trước ngày 1/3/2015.

Theo ENV, năm 2010, cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam bị giết hại tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Theo dự đoán của nhiều nhà khoa học thì loài hổ của Việt Nam rất có thể sẽ là loài tiếp theo bị tuyệt chủng. Trong 15 năm qua, quần thể hổ hoang dã của Việt Nam đã giảm mạnh và các nhà khoa học ước tính chỉ còn khoảng 10 cá thể sống sót ngoài tự nhiên. Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn thì chẳng bao lâu nữa, loài hổ sẽ chịu chung số phận tuyệt chủng với loài tê giác một sừng tại Việt Nam.

Không chỉ đối với các loài thú lớn như hổ, voi, gấu, các loài khác như vượn, voọc, rùa, tê tê cũng bị đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắn, buôn bán và tiêu thụ trái phép. Hơn nữa, việc tiêu thụ ĐVHD ở Việt Nam còn có tác động lớn đến nhiều loài ĐVHD khác trên thế giới

Ngọc Yến
.
.
.