Nhà văn Mỹ Ernest Hemingway từng là điệp viên KGB
Trường Đại học Yale ở Mỹ vừa xuất bản cuốn sách viết về những hoạt động tình báo của nhà văn Mỹ nổi tiếng Ernest Hemingway, tác giả của những tuyệt tác văn học như "Chuông nguyện hồn ai", "Giã từ vũ khí", "Ông già và biển cả"...
Trong những năm 40 của thế kỷ trước, nhà văn Ernest Hemingway đã được ghi vào trong danh sách các điệp viên Xôviết ở Mỹ với mật danh Argo. Đó là thông tin được công bố trong cuốn sách "Spies: The Rise and Fall of the KGB in
Có ba nhà nghiên cứu là đồng tác giả của cuốn sách hấp dẫn này: John Earl Haynes, Harvey Klehr và Alexander Vassiliev. Nhà nghiên cứu Vassiliev trong những năm 90 của thế kỷ trước đã được tiếp cận với kho tài liệu lưu trữ của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) trước kia và nhờ những ghi chép của ông, cuốn sách đã được viết ra.
Theo tài liệu mà ông Vassiliev có được, Hemingway đã được KGB tuyển mộ vào năm 1941 trước khi nhà văn sang Trung Quốc công tác. Tài liệu lưu trữ của KGB còn giữ lại những ghi chép về việc Hemingway "đã không chỉ một lần bộc lộ ước muốn và sự sẵn sàng giúp đỡ chúng ta" khi gặp các điệp viên KGB ở La Habana (
Tuy nhiên, nhà văn đã không được giao bất cứ một nhiệm vụ thực tế nào và ông cũng chưa kịp cung cấp cho KGB bất cứ một thông tin chính trị nào. Chính vì thế nên quan hệ giữa KGB với Hemingway đã bị chấm dứt vào cuối những năm 40 của thế kỷ trước.
Cũng từ cuốn sách "Các điệp viên: Những thăng trầm của KGB ở Mỹ" mà người ta đã biết được tên một "điệp viên Xôviết" trong lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân ở London trong những năm 40 của thế kỷ trước: đó là nhà vật lý người Áo Engelbert Broda, từng làm việc trong phòng thí nghiệp Cavendish tại Cambrige