Danh họa Tô Ngọc Vân: Một chút thân tình với hội họa
Danh họa Tô Ngọc Vân được đánh giá là một tài năng xuất sắc, một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim nóng bỏng nhiệt huyết và tình yêu quê hương, đất nước. Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông vừa được Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt
Danh họa Tô Ngọc Vân sinh ra ở Hà Nội (ngày 15/12/1906) nhưng quê gốc xứ Đông, xã Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Vừa là một trong những người có công đặt nền móng cho hội họa hiện đại nước nhà, vừa là một nhà lý luận nghệ thuật bậc thầy, Tô Ngọc Vân đã trải qua những tháng ngày sống và sáng tạo rất không dễ dàng, trong những năm tháng dân tộc và đất nước vượt lên những thử thách khắc nghiệt của thời kháng chiến.
Không phải mọi điều ông làm và nói đều được những người đồng thời hiểu đúng, nhưng Tổ quốc cuối cùng vẫn đánh giá đúng cống hiến to lớn của Tô Ngọc Vân. Ông là họa sĩ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên năm 1996.
Năm 20 tuổi, Tô Ngọc Vân thi đỗ vào học khóa II Khoa Sơn dầu Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tới năm 1931, sau khi tốt nghiệp, đã được bổ nhiệm là giáo viên dạy vẽ ở Phnom Penh rồi năm 1935 chuyển về trường cũ.
Những tác phẩm đầu tiên của ông thiên về phong cảnh, tuy cũng thu hút được sự chú ý của xã hội nhưng phải tới đầu những năm 40 của thế kỷ trước, Tô Ngọc Vân mới thực sự được đánh giá cao với những bức tranh vẽ các thiếu nữ như "Buổi trưa" và "Thiếu nữ bên hoa huệ" (cả hai đều được vẽ năm 1943), "Thiếu nữ bên hoa" (1944). Ở Tô Ngọc Vân, những tri thức hội họa phương Tây đã kết hợp thực sự nhuần nhuyễn với cốt cách Á Đông và Việt
Tô Ngọc Vân được đánh giá là một tài năng xuất sắc, một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim nóng bỏng nhiệt huyết và tình yêu quê hương, đất nước. Đi theo cách mạng, Tô Ngọc Vân cũng đã có những đóng góp nổi bật cho nền nghệ thuật nước nhà. Trong Phòng triển lãm hội họa kháng chiến 1947-1948, khai mạc ngày 18/7/1948 (ngày Văn nghệ trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc) có trưng bày tác phẩm của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Theo lời tường thuật trên Tạp chí Văn nghệ, "Tô Ngọc Vân cũng vận dụng cái đẹp của người con gái để diễn tả cảm xúc của mình. Trong bức tranh Thủ đô kháng chiến, họa sĩ dùng hình cô thiếu nữ để tượng trưng cho cái đẹp của Thủ đô...". Những ký họa kháng chiến của ông đã mang đậm hơi thở nóng bỏng của thời cuộc nhưng vẫn toát lên những cảm xúc nhân văn sâu sắc.
Danh họa Tô Ngọc Vân từng được xếp ở vị trí thứ ba trong câu truyền tụng về "tứ bất tử" của nền hội họa Việt Nam thế kỷ XX: "Nhất Trí" (Nguyễn Gia Trí), "Nhì Lân" (Nguyễn Tường Lân), "Tam Vân" (Tô Ngọc Vân), "Tứ Cẩn" (Trần Văn Cẩn)...
Danh họa Tô Ngọc Vân còn là nhà lý luận lớn, đầy tự trọng về mỹ thuật. Ông quan niệm rất tỉnh táo và đúng mực về vai trò của hội họa: "Người ngoài nghề hội họa thường không rõ hội họa với văn chương tuy có nhiều đồng tính trên đất nghệ thuật, nhưng khả năng khác nhau và không thể thay thế lẫn nhau một cách thỏa mãn. Văn chương diễn đạt tư tưởng đến một chỗ tế nhị. Hội họa chỉ có thể khơi gợi tư tưởng mà không diễn đạt nổi. Thay tập Pensées của Pascal bằng tập tranh để người xem tranh thấu hiểu tư tưởng ông mà không đọc đến tập Pensées là việc cả thế giới hội họa đều chịu.
Khi nhà họa sĩ xã hội đặt ở cùng bức họa người đói rách cạnh kẻ phú hào, ý thức về sự bất công trong xã hội có thể gợi lên được. Còn truy tầm đến căn nguyên của vấn đề, thâm diễn mọi khía cạnh của nó, hội họa chịu. Kể lại một gương chiến đấu của ta trong cuộc vật lộn với kẻ thù ngày nay, văn chương có khả năng để làm. Hội họa chỉ có thể trình ra một cách chiến đấu để gợi ý người xem. Hội họa so với văn chương bất lực để diễn ý, nhưng sở năng diễn tình...".
Hiểu biết sâu sắc về mỹ thuật thế giới nhưng Tô Ngọc Vân luôn lấy hồn vía dân tộc làm căn bản. Trong buổi thuyết trình trước Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày Văn nghệ 19/7/1948, Tô Ngọc Vân đã nói về sơn mài. Ông khẳng định: "Dư luận Âu châu thắc mắc hỏi: Hội họa nên hướng về đâu?
Chúng tôi đáp: Hướng về Việt
Hội họa thế giới, theo ý chúng tôi, sẽ thấy lối cải sinh cho mình trong sơn mài... Sơn mài được điêu luyện trong tay người Việt
"Tranh đấu bằng quân sự, chính trị để chứng tỏ chúng ta có khả năng sánh vai với các nước độc lập trên thế giới chưa đủ. Còn cần đoạt được tinh thần độc lập trong văn nghệ.
Công chúng mới của chúng ta không chỉ Việt
Muốn nói thứ tiếng văn nghệ quốc tế nhất là hội họa với một giọng độc lập, giới họa sĩ Việt
Chớ ai lấy nê sự giao thông ngày nay đã nối giòng liền những dân tộc khác tính và xa nhau, mà quan niệm một kiểu nghệ thuật thế giới xóa nhòa bản chất dân tộc..." (Bài báo "Bao giờ mới có hội họa Việt Nam", in trên Tạp chí Văn nghệ số mùa xuân năm 1949).
Đối với Tô Ngọc Vân, sáng tạo là quá trình phấn đấu, tu luyện không ngừng nghỉ. Ông tâm sự trên số tháng Tư năm 1948 Tạp chí Văn nghệ (Hội Văn nghệ Việt Nam) mà nhà thơ Tố Hữu làm Thư ký Tòa soạn: "Riêng phần tôi, mỗi bức xong là kèm theo bất mãn và có khi thất vọng. Tác phẩm lúc còn ở trong óc mình, sao nó đẹp và to thế! Mỗi bức tranh sinh sau là một sự cố gắng ước mong hơn để cố nhích một chút trên đường nghệ thuật. Bọn nghệ sĩ chúng tôi cứ thế mà đi, chưa hề tưởng mình đã "đến", quan niệm sáng tác là lẽ sống của mình, là sự cần sống của mình. Còn câu chuyện "huy chương", phỏng có trọng lượng gì?".
Tô Ngọc Vân cũng sớm bộc lộ quan điểm của mình về tính quần chúng trong hội họa nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung. Tháng 2/1949, ông đã viết: "Khi quần chúng đã gây dựng được vốn tri thức về hội họa rồi, quần chúng đủ lẽ để có quyền hưởng thụ, mạt sát hay ca tụng. Khi ấy, người họa sĩ sẽ tin cậy ở quần chúng, sẽ do nơi quần chúng mà kiểm tra sản phẩm của mình. Lúc đó thì, còn đâu là thắc mắc của người sáng tác đứng giữa hai cái mình phụng sự dân tộc đại chúng và phụng sự nghệ thuật, khi đó đã kết tinh thành một!
Lúc ấy, họa sĩ sẽ tin tưởng: "Quần chúng là quan giám khảo... sáng suốt nhất"... Sau khi đề cập tới lời khuyên của đồng chí Trường Chinh đối với các nhà văn nghệ rằng, đừng "quên dùng tác phẩm của mình đưa trình độ nhân dân lên một mực cao hơn", Tô Ngọc Vân đã ý vị nhấn mạnh: "Tôi chỉ muốn thêm vào lối này một phần học hỏi dày hơn, nhiều sự chú ý về hội họa nữa, và cái chất này cần lắm: một chút thân tình với hội họa".
Bây giờ đọc lại nhiều bài viết của Tô Ngọc Vân, càng thấm thía sự đúng đắn và đúng mực của ông trong tư duy về nghệ thuật