"Bản danh sách điệp viên" - lời tri ân quá khứ
"Bản danh sách điệp viên" dựa trên câu chuyện có thật về những chiến công của ông Kim Sơn, một chiến sĩ điệp báo Công an Hà Nội vào những năm 50 của thế kỷ trước. Đây cũng là một trong những kịch bản đầu tiên viết về đề tài gìn giữ an ninh của lực lượng Công an.
Giữa thế kỷ XX, trước nguy cơ bị hất cẳng khỏi Việt Nam, thực dân Pháp âm mưu xúc tiến kế hoạch hậu chiến bằng cài cắm lại một mạng lưới điệp viên dày đặc trước khi rút quân. Nắm được mạng lưới này là nắm được vận mệnh chính trị ở Việt Nam khi đó, vì thế, không chỉ Pháp, mà cả Việt Minh và Mỹ đều tìm mọi cách để làm chủ danh sách điệp viên này. Quyết tâm thực hiện mục tiêu trước khi bọn Pháp và Mỹ ra tay, Công an Hà Nội đã bố trí một chiến sĩ điệp báo thâm nhập vào hàng ngũ tình báo Pháp, trở thành Đại úy Henry Thọ, tìm mọi cách lấy được bản danh sách đó. Để bảo vệ an toàn cho Henry Thọ, cho mục tiêu cao cả của cách mạng, một số chiến sĩ Công an đã dũng cảm hy sinh, trong đó, có Huệ, người yêu Henry Thọ. Bằng sự thông minh và quả cảm, không phụ sự hy sinh của đồng đội, Henry Thọ đã lấy được bản danh sách điệp viên quan trọng. Chiến công này khẳng định tài trí của lực lượng Công an Thủ đô nói riêng, CAND Việt
Một cảnh trong vở "Bản danh sách điệp viên" của Đoàn Kịch nói CAND. |
Với ý nghĩa và nội dung hấp dẫn của kịch bản, từ năm 1970, "Bản danh sách điệp viên" đã được Công an Hà Nội dàn dựng, do chính nguyên mẫu đạo diễn và được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Tại Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ Công an 2005, vở diễn lại được các nghệ sĩ - chiến sĩ Công an Hà Nội tái dựng và được đánh giá cao. Đây quả là những thách thức với ekip sáng tạo của Đoàn kịch nói CAND để làm sao, "Bản danh sách điệp viên" vẫn giữ được nguyên gốc, nhưng phải mang được hơi thở thời đại và hấp dẫn khán giả.
Sau những bàn thảo, NSND Lê Hùng và NSƯT Trần Nhượng thống nhất được cách đi riêng: Năm 2010 Hà Nội bước vào 1000 năm tuổi, cũng tròn 65 năm thành lập lực lượng Công an, vì thế, vở diễn sẽ nhấn sâu vào những tính cách biểu trưng của người Hà Nội, của Công an Hà Nội, để làm một món quà ý nghĩa dành tặng Thủ đô và lực lượng Công an trong dịp trọng đại này.
Với cách dàn dựng đầy sáng tạo của cặp đạo diễn NSND Lê Hùng - NSƯT Trần Nhượng, vở diễn được dàn dựng với nội dung trữ tình. Không đi sâu vào tính gay cấn, căng thẳng đến hồi hộp của câu chuyện phản gián, các đạo diễn nghiêng về khai thác tâm lý nhân vật, để câu chuyện hiện lên thật dung dị, đảm bảo được tính tư tưởng của kịch bản mà vẫn lãng mạn, quyến rũ. Cùng với âm thanh, ánh sáng bổ trợ, hình ảnh những gánh hoa, bó hoa của làng hoa Ngọc Hà và bài hát về Hà Nội trở đi trở lại trong vở kịch nhiều lần, đã làm nổi bật được biểu tượng của Hà Nội với nét thanh lịch đặc trưng của người Tràng An, cả trong quá khứ và hôm nay. Đây là thành công đáng kể của một vở diễn với tư cách là món quà chào đón Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Vì thế, tác giả Văn Báu đã không giấu được niềm xúc động khi sau 40 năm, lại được chứng kiến đứa con tinh thần của mình tái hiện trên sân khấu với những sáng tạo nghệ thuật mới mẻ.
Các diễn viên của Đoàn kịch nói CAND đã thổi vào vở diễn một không khí mới mẻ, mang đậm tính nhân văn, góp phần tạo lên những giá trị mới cho "Bản danh sách điệp viên"