Trăm năm, ngàn năm Hải Thượng Lãn Ông
07:58 21/12/2024

Không chỉ là danh y lỗi lạc trong nền y học dân tộc, là tấm gương sáng ngời, mẫu mực về y đức mà đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn được biết đến là người xây dựng lý luận, phương pháp chữa bệnh của nền y học cổ truyền Việt Nam. Ông là nhà văn hóa có đóng góp quan trọng đối với nền văn học, văn hóa dân tộc. Kỷ niệm 300 năm ngày sinh, ông được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới.

Hành trình ngàn dặm của “hàng xách tay” dưới triều Nguyễn
20:02 18/11/2024

Các phái bộ thời quân chủ nước ta sang các nước, chủ yếu là Trung Hoa với mục đích chính trị, ngoại giao. Bên cạnh đó, họ còn kiêm thêm hoạt động thương mại. Hàng hóa đã theo chân các phái bộ sang Trung Hoa và về nước ta như thế nào?

Các điệp viên mật của Napoléon Bonaparte
20:25 15/11/2024

Napoléon Bonaparte là vị tướng nổi bật và là người lãnh đạo thành công các chiến dịch trong cuộc chiến tranh cách mạng Pháp. Ông cũng được lịch sử thế giới ghi nhận là danh tướng vĩ đại nhất thế kỷ xix. Napoléon Bonaparte không chỉ giành chiến thắng trên các chiến trường. Ông luôn luôn tổ chức hoạt động tình báo của mình ngay từ chiến dịch tấn công Ý năm 1796-1797.

Triều Nguyễn trong quan hệ với láng giềng
08:29 11/11/2024

Năm 1838, vua Minh Mạng cho đổi quốc hiệu là Đại Nam, với ý nghĩa nước Nam lớn mạnh. Đằng sau danh xưng đầy kiêu hãnh và tự hào đó, triều Nguyễn đã có chiến lược ngoại giao đáng chú ý nào đối với láng giềng?

Ngoại thương thời nhà Nguyễn
11:54 14/10/2024

Các phái đoàn phương Tây (chủ yếu là Anh, Pháp, Mỹ) đến nước ta vào nửa đầu thế kỷ 19 không khỏi trầm trồ về sự hấp dẫn, nhất là về lợi thế thương mại. Nhiều tàu thuyền dâng quốc thư cùng phẩm vật, mong đặt quan hệ giao thương.

Những người Anh hùng tình báo vô danh
15:15 06/09/2024

Trong Thế chiến thứ hai, ngoài  hai mạng lưới điệp viên cùng tên “Dàn nhạc đỏ” hoạt động ở Đức, Bỉ và Pháp, còn có mạng lưới điệp viên “Tam ca đỏ”, do Sandor Rado lãnh đạo, hoạt động ở Thụy Sĩ, nơi có ba cơ sở tình báo quân đội Liên Xô do Leonid Anulov, Rachel Dubendorfer và Ruth Werner đứng đầu. Ba nhân vật này đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và hoạt động của “Tam ca đỏ” và số phận người lãnh đạo của nó.

Chuyện kể dưới lòng đất
06:11 03/09/2024

Trong lòng đất có những con người đã sống để chiến đấu, đã sinh con đẻ cái, đã bảo vệ vùng đất ấy giữa những ngày ác liệt nhất của chiến tranh, để rồi tạo nên một trong những kỳ tích vĩ đại nhất trong công cuộc chiến đấu và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

Jan Berzin - nhà tiên tri của tình báo Liên Xô
07:05 22/08/2024

Lịch sử nước Nga và Liên Xô không thể không nhắc tới  những người con ưu tú của dân tộc Latvia đã hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Tiêu biểu nhất là nhà lãnh đạo tình báo quân đội Jan Berzin. Ông là một trong những người sáng lập ngành tình báo Liên Xô và dự báo chính xác thời điểm xảy ra Thế chiến thứ hai dựa trên những thông tin tình báo thu thập được.

Chiến công thầm lặng của hai nữ điệp viên Anh
11:52 01/08/2024

Trong Thế chiến thứ hai, Cục Tác chiến Đặc biệt (SOE) của Anh đã cử các điệp viên mật đến lục địa. trong đó có cả các điệp viên nữ. Xin trân trọng giới thiệu hai gương mặt tiêu biểu: nữ Hiệu thính viên gốc Ấn Độ và một phụ nữ Mỹ đã vượt qua dãy Pyrenees bằng chân giả.

Nhật ký của liệt sĩ - chứng nhân chiến trường khốc liệt
07:12 26/07/2024

Trong những trang nhật ký thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, chứa chan tình yêu mãnh liệt, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân da diết; lòng tin tuyệt đối vào Đảng, vào Cách mạng, khát vọng về ngày mai hòa bình và ý chí chiến đấu, sẵn sàng hy sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân, cuộc đời mình cho Tổ quốc của những người lính Bộ đội Cụ Hồ. Giữa làn mưa bom bão đạn của kẻ thù, những dòng chữ viết vội trên đường hành quân, dưới ngọn đèn dầu leo lét trong đêm của những người chiến sĩ, khắc họa nên một thời hoa lửa hiển hiện chân thực...

Ký ức của những chiến sĩ an ninh ở chiến trường Trị Thiên khói lửa
08:00 10/07/2024

Thời gian đã lùi xa, nhưng trong ký ức của những cựu chiến sĩ an ninh trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường Trị Thiên máu lửa vẫn không thể nào quên được những tháng ngày vào sinh ra tử. Và, hằng năm, cứ đến Ngày Truyền thống lực lượng An ninh nhân dân (12/7), những cựu cán bộ may mắn sống sót có dịp ngồi lại với nhau để nhớ về những đồng đội mình đã ngã xuống ở chiến trường, để ôn lại sự tự hào một thời tuổi trẻ...

Ai bày mưu cho vua Tự Đức đòi nhà Thanh làm lễ tuyên phong ở Phú Xuân?
11:21 07/07/2024

Thời nhà Nguyễn, các vua đầu tiên từ Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị tuy đóng đô ở Phú Xuân (Huế ngày nay), nhưng đều phải ra Thăng Long để làm nghi lễ bang giao, nhận tuyên phong của nhà Thanh. Phải đến khi vua Tự Đức lên ngôi, nghi lễ này mới được chuyển vào Phú Xuân, trở thành một thắng lợi ngoại giao lớn của triều đình Đại Nam.

Bay trên trời, biển Trường Sa (kỳ cuối)
08:08 04/07/2024

Được đến Trường Sa, đặt chân lên những đảo chìm, đảo nổi thiêng liêng nằm trên biển Đông của Tổ quốc lâu nay vẫn là điều mơ ước của rất nhiều người dân Việt. Với một điệp viên từng hoạt động giữa hai làn đạn một thời như Chín Chinh, những lần được bay đến Trường Sa ngay sau những ngày đất nước giải phóng vẫn là kỷ niệm sâu sắc của ông.

Tập kích FULRO từ trên cao (kỳ 2)
17:40 01/07/2024

Sau ngày giải phóng miền Nam chẳng bao lâu, tổ chức phản động FULRO ráo riết tập hợp lực lượng để phục hồi tổ chức, tìm cách móc nối với các thế lực thù địch tiếp tục có những hoạt động hết sức manh động, chống phá nhà nước ta. Sợ các lực lượng Quân đội, Công an, ban ngày các đối tượng thuộc tổ chức FULRO chui sâu vào trong rừng, nhưng khi thấy địa bàn nào vắng anh em ta là chúng xuất hiện; dùng súng tấn công, uy hiếp, cướp lương thực, tài sản của người dân, ai chống cự lập tức bị giết hại dã man…

Nhiệm vụ đặc biệt (kỳ 1)
21:24 27/06/2024

Gặp lại cựu điệp viên quê gốc Quảng Nam Hồ Duy Hùng (Chín Chinh) - nhân vật trong bài viết “Tròn nửa thế kỷ phi vụ có một không hai của tình báo Việt Nam: Đánh cắp máy bay” (đăng trên Chuyên đề ANTG đầu tháng 11/2023), tôi được nghe kể thêm câu chuyện hấp dẫn về những năm tháng ông bay trong vùng trời của đất nước mình và được hít thở khí trời tự do.

Cuộc phỏng vấn Tướng de Castries
09:48 04/05/2024

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.