Xây đường ống dẫn khí lớn nhất Việt Nam
Với tư cách đại diện chủ đầu tư, ông Phùng Đình Thực - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết, tổng mức đầu tư cho dự án này khoảng 1 tỷ USD. Mục tiêu của dự án là nhằm vận chuyển khí tự nhiên từ các Lô B và 48/95, 52/97 thuộc vùng biển Tây Nam Việt Nam để cung cấp khí nhiên liệu cho các nhà máy điện tại trung tâm Điện lực Ô Môn, Trà Nóc của Cần Thơ (tổng công suất 3.000 MW), một phần khí được cung cấp bổ sung cho khu công nghiệp Khí điện đạm tại Cà Mau.
Đường ống dẫn khí Lô B cũng có thể kết nối với hệ thống đường ống dẫn khí miền Đông Nam Bộ và hệ thống dẫn khí khu vực Đông Nam Á thông qua đường ống kết nối Đông Tây Nam Bộ nhằm cân đối nhu cầu và năng lượng khí của Việt
Dự án có tổng công suất vận chuyển khí đạt 18,3 triệu m3/ngày đêm (tương đương 6,4 tỷ m3/năm). Dự án được thiết kế bởi nhà thầu WorleyParsons PetroVietnam và thi công bởi liên danh Tổng thầu Vietsovpetro, PVC và PTSC. Dự kiến, đến cuối năm 2013, đầu năm 2014, dự án sẽ hoàn thành với những dòng khí đầu tiên…
Phát biểu trước khi phát lệnh động thổ khởi công dự án trọng điểm quốc gia này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng dự án sẽ tạo cơ sở thiết lập một trung tâm năng lượng và phát triển công nghiệp ở ĐBSCL. Khi dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ có ý nghĩa quan trọng.
Đó là tiết kiệm lượng lớn ngoại tệ nhập khẩu nhiên liệu; là cơ sở để quy hoạch và phát triển công nghiệp dầu khí tại các địa phương nơi có đường ống dẫn khí đi qua; tạo thêm việc làm cho lao động địa phương; góp phần bảo vệ môi trường do sử dụng nhiên liệu sạch; ổn định nguồn điện quốc gia, mở ra khả năng nối mạng với hệ thống khí với các nước trong khu vực; là nguồn động lực quan trọng phát triển KT - XH của các địa phương trong vùng.
"Chính vì vậy, dự án này có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Để thực hiện dự án thành công, nhất là trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp tục triển khai quyết liệt kế hoạch thực hiện dự án, đảm bảo đúng tiến độ, an toàn và hiệu quả, coi đây là nhiệm vụ và trách nhiệm đối với đất nước và nhân dân. Các địa phương có tuyến đường ống đi qua và Quân khu 9 đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp chủ đầu tư trong các công tác thu hồi đất, đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng, để thi công và đưa vào sử dụng đúng tiến độ, và bảo vệ an ninh, an toàn cho dự án rất quan trọng này.
Trong sự kiện khởi công dự án này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã xúc động và trân trọng nhắc lại lịch sử phát triển ngành Dầu khí của đất nước, trong đó chỉ ra tầm nhìn xa trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm khu công nghiệp dầu khí Bacu của Cộng hòa Azerbaijan, thuộc Liên Xô (cũ) vào ngày 23/7/1959.
Từ sau chuyến thăm này, theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, năm 1960, Chính phủ Liên Xô đã cử chuyên gia địa chất dầu khí Kitovani S.K sang giúp Việt Nam tiến hành điều tra địa chất dầu khí. Và chỉ sau một năm, ông đã hoàn thành báo cáo tổng hợp đầu tiên về địa chất và triển vọng dầu khí ở Việt
Thể theo nguyện vọng của các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành Dầu khí Việt