Việt Nam và Hàn Quốc ký “Biên bản ghi nhớ đặc biệt về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam”
Bản ghi nhớ này đã được 14 nghìn lao động của Việt Nam trông đợi từng ngày, gồm: Những lao động đã đỗ kỳ kiểm tra năng lực tiếng Hàn 2011 và 2012; Lao động huyện nghèo đi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp; Những lao động về nước đúng hạn đã đỗ kỳ thi tiếng Hàn đặc biệt trên máy tính.
Theo đó, Thỏa thuận đặc biệt này sẽ có thời hạn 1 năm kể từ thời điểm này và cuối năm 2014, hai bên sẽ tiến hành đánh giá quá trình thực hiện, đặc biệt là tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước để làm căn cứ xem xét việc ký trở lại Thỏa thuận EPS.
Lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn tham gia thi tiếng Hàn trên máy tính để làm hồ sơ dự tuyển trở lại Hàn Quốc. |
Nhân tin vui này, Baó CAND điểm lại vài nét về Chương trình EPS, một chương trình phái cử lao động được đánh giá hiệu quả về nhiều mặt, làm thay đổi cuộc sống của nhiều lao động ở nhiều tỉnh, thành của Việt
Việt
Tuy nhiên, từ cuối năm 2010, phát sinh vấn đề người lao động sau khi hết hạn hợp đồng lao động không về nước, ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Mặc dù sau đó phía Việt
Với mong muốn bình thường hóa quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm giải quyết vấn đề lao động hết hạn hợp đồng không về nước qua việc triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thắt chặt quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc như Bộ LĐTBXH thành lập văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1465/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS nhằm nâng cao trách nhiệm tuân thủ hợp đồng của người lao động và Nghị định số 95/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó qui định mức phạt cao nhất đối với cá nhân vi phạm bỏ trốn ở nước ngoài là 100 triệu đồng.
Sau nỗ lực từ phía Chính phủ 2 nước, đặc biệt là những giải pháp quyết liệt của Việt Nam trong việc giảm tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước tại Hàn Quốc, đầu quí 4 năm 2013 tỷ lệ bỏ hợp đồng của lao động VN đã giảm xuống 38% là tín hiệu lạc quan so với cùng kỳ năm 2012 con số này là 55,7% . Hy vọng với những chính sách quản lý lao động Việt Nam ngay từ lúc chuẩn bị sang Hàn Quốc cũng như khi người lao động đã làm việc tại Hàn Quốc, nhất là sự hoạt động tích cực của Văn phòng quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ LĐ-TB&XH, tỷ lệ ở lại bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ tiếp tục giảm, để sớm mở cửa trở lại thị trường XKLĐ trọng điểm này