Vai trò của các cơ quan Nhà nước trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng
Phát biểu khai mạc, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh: Những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả bước đầu. Thể chế, chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng được xây dựng, hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác này. Công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ hơn. Số vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử với số lượng lớn, bình quân mỗi năm khởi tố 282 vụ/600 bị can...
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc vận dụng một số chủ trương, chính sách, áp dụng quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa sát với thực tiễn, thiếu hiệu quả. Việc tự phát hiện hành vi tham nhũng ngay trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế. Số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý còn thấp, chưa tương xứng với tình hình…
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về các vấn đề đặt ra trong phát hiện hành vi tham nhũng trong quản lý nhà nước; việc phát hiện tham nhũng trong một số lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao; công tác xử lý các hành vi tham nhũng; thực trạng việc thu hồi, xử lý tài sản tham nhũng; hoạt động giám sát việc phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng; vai trò, trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trong quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng...