Nâng cao chất lượng tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân
Qua 14 năm thực hiện Nghị quyết số 228 và hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết số 694, hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của công dân và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày càng được nâng lên về chất lượng, hiệu quả, góp phần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Phiên họp thống nhất quan điểm: Các đại biểu Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải có trách nhiệm tiếp công dân; tăng cường thời lượng, chất lượng xử lý và giám sát việc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân; đảm bảo các yếu tố công khai, minh bạch, dân chủ. Các thành viên của Ủy ban Pháp luật, Ban soạn thảo cũng như các chuyên gia tham dự phiên họp cũng đề xuất Quốc hội cần có trụ sở tiếp công dân riêng; các Đoàn đại biểu Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội cũng cần có lịch tiếp công dân tại địa phương nơi ứng cử, để cử tri gần hơn với đại biểu Quốc hội.
Góp ý kiến tại phiên họp, các đại biểu đều tán thành với yêu cầu sửa đổi hai Nghị quyết trên, đáp ứng tình hình thực tế, đồng thời tăng cường thẩm quyền, chức năng phù hợp với vai trò, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân là đại biểu của nhân dân