Không cho phép để hạ tầng của điện hạt nhân Ninh Thuận hoang hóa
- Giá than tăng 7%, EVN đội chi phí hơn 4.600 tỷ đồng
- Chủ tịch EVN thông tin về việc Quốc hội xem xét dừng dự án điện hạt nhân
- EVN xoay lỗ thành lãi hơn 1000 tỷ trong quý III
- Kinh doanh tậm tịt: EVN lỗ hơn 930 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm16
Về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Thủ tướng lưu ý EVN “Sắp xếp nhân sự đúng mức, đừng để anh em thất vọng. Sử dụng cơ sở vật chất có hiệu quả, đừng để thành cái nhà hoang như Vinashin. Thủ tướng không cho phép để hoang hóa, hư hỏng bất cứ cơ sở vật chất nào. Phải tính toán bù đắp sản lượng điện do không làm điện hạt nhân”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao nỗ lực của ngành điện trong việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho nền kinh tế và đời sống của nhân dân. Các chỉ tiêu cấp điện được cải thiện rõ rệt, đóng góp tích cực vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta. “Tôi cũng theo dõi, kêu ca của dân, doanh nghiệp đã giảm đáng kể - tức là vẫn còn, nhưng ít hơn” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý bảo lãnh Chính phủ cho EVN vay để thực hiện các dự án điện |
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Thủ tướng vẫn lưu ý những tồn tại và nhắc nhở: Trong nội bộ EVN phải nhìn nhận thẳng thắn các vấn đề, phát huy dân chủ. “Hệ thống điện đã có dự phòng nhưng không đồng đều và còn quá thấp, nhất là ở miền Nam. Giai đoạn 2017 - 2019 tôi đã báo động nhiều lần rồi, không đáp ứng đủ điện cho miền Nam là nguy cơ hiện hữu, phải có nhận thức ngay để có biện pháp quyết liệt. Một số dự án nhiệt điện khu vực miền Nam do các đơn vị ngoài EVN đảm nhận có thể không vào kịp tiến độ, EVN cần chia sẻ, cùng tháo gỡ khó khăn này, nếu không hậu quả khôn lường. Thứ hai là năng lực cạnh tranh của Việt Nam, tăng 5 bậc nhưng vẫn đứng thứ 96, trong đó chỉ số tiếp cận điện năng vẫn đứng thứ 6 trong ASEAN, tức là nằm ở khu vực dưới. Cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện điều này. Năng suất lao động ngành điện còn thấp so với khu vực. Một số công trình xây dựng cơ bản chất lượng chưa đảm bảo, thất thoát. Đặc biệt là nguy cơ thiếu điện trong trung hạn, dài hạn cần chúng ta tìm cách tháo gỡ” – Thủ tướng nêu.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng yêu cầu EVN phải tiếp tục là Tập đoàn Nhà nước giữ vai trò chủ đạo thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho Quốc gia, nỗ lực để Việt Nam không thiếu điện trong trung, dài hạn. Một lần nữa Thủ tướng nhấn mạnh việc EVN chỉ giữ lại 6 thủy điện chiến lược đa mục tiêu, lưới truyền tải và phân phối, còn lại cổ phần hóa để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả. Cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý và điều hành, nhất là tài chính. Các chi phí còn quá lớn, cần phải quản lý tốt, phải công khai, minh bạch, chống tham ô tham nhũng trong mọi khâu, nhất là trong cổ phần hóa và đầu tư xây dựng các dự án điện...
Bên cạnh đó, dù đã có chủ trương siết chặt vay bảo lãnh Chính phủ, nhưng ngày 3-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý bảo lãnh để EVN vay vốn phát triển các dự án điện. Thủ tướng nhấn mạnh: “Tôi đã phát biểu rất nhiều lần, vướng mắc nào thuộc về thể chế ràng buộc các đồng chí không phát triển được, thuộc phạm vi của Chính phủ, thì Chính phủ đồng ý tháo gỡ. Trong 10 đề nghị của các đồng chí, như sửa một số Nghị định, đề nghị anh Dũng (Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng – pv) thúc đẩy thực hiện. Về kiến nghị tiếp tục bảo lãnh cho EVN và các đơn vị thành viên vay vốn nước ngoài và vay ODA, Chính phủ giao Bộ Tài chính xem xét theo hướng bảo lãnh cho các đồng chí để các đồng chí làm, nhưng phải có hiệu quả. Trước đây mình cứ cho vay tràn, làm không hiệu quả, Chính phủ gánh sắp gãy xương sống. Nay bảo lãnh để các đồng chí tự vay, tự trả”.
Về kiến nghị của EVN đề nghị cho tăng vốn điều lệ lên 205.000 tỷ đồng, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành trong tháng 1-2017. Các cơ chế đặc thù để phát triển các dự án điện cũng được Thủ tướng hứa sẽ ký trong tháng 1 này. Về các kiến nghị của EVN thuộc trách nhiệm của các Bộ, Thủ tướng giao các Bộ khẩn trương xử lý theo hướng ủng hộ tháo gỡ vướng mắc để tạo ra sức sống mới cho ngành điện thực hiện nhiệm vụ nặng nề là đảm bảo điện cho đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia chiều 3-1 |
Trên cơ sở tính toán cung cầu điện năm 2017, với dự kiến nhu cầu công suất lớn nhất toàn hệ thống có thể đạt 32.340 MW, tăng 12,25% so với 2016, điện thương phẩm tăng trưởng 11,5%, EVN nhận định hệ thống điện đảm bảo cung ứng nhu cầu. Tuy nhiên, việc cấp điện vẫn còn nhiều thách thức. Đáng chú ý, lãnh đạo EVN cho biết: Một số yếu tố chi phí đầu vào của sản xuất điện đã tăng liên tục từ năm 2015 nhưng chưa được đưa vào cân đối trong giá điện hiện hành như biến động tỷ giá, gía than, khí cho sản xuất điện, thuế tài nguyên nước, chi phí môi trường tăng từ tháng 12/2016, giá than tiếp tục tăng 7%... Theo ông An, riêng việc giá than tăng dự kiến sẽ làm chi phí của EVN đội lên hơn 4692 tỷ đồng. Đây sẽ là một yếu tố tác động tiêu cực đến giá điện trong năm tới.