Trọng trách quốc gia trên gót giày phụ nữ
Thông tin Marca đưa ra đã tạo nên những luồng tranh cãi gay gắt ở nội tình của những người trong cuộc và cả những người ngoài cuộc. Người ngoài cuộc thì lên án rằng, tại sao ba ngôi sao của đội tuyển quốc gia lại mang “ý nghĩa của một mối quan hệ cá nhân” đặt cao hơn “giá trị cống hiến cho Tổ quốc”.
Chưa hết, việc Maria Claramunt bị cho thôi việc không chỉ đơn giản là về yếu tố chuyên môn thông thường, mà bởi những rắc rối mà LĐBĐ xứ đấu bò đang dính tới. Maria được cho là vây cánh và là một mắt xích quan trọng trong vụ bê bối tham nhũng của cựu Chủ tịch liên đoàn, Angel Maria Villar. Tất nhiên, cho đến lúc này, vụ bê bối đó vẫn chưa đi đến hồi kết.
Những người ngoài cuộc sốt sắng tìm hiểu xem tại sao giá trị của người phụ nữ quyền lực này lại lớn đến thế với các cầu thủ. Maria Claramunt là người sắp xếp tất cả các cuộc phỏng vấn độc quyền với bất cứ cầu thủ nào lên tuyển, tất nhiên những bài phỏng vấn HLV cũng không nằm ngoài sự sắp đặt đó. Chưa hết, Maria là người phụ nữ tạo ra bầu không khí tuyệt vời ở ĐTQG, bà là người đấu tranh cho các cầu thủ “cưng” của mình được sử dụng facebook và twitter trong quá trình tập trung.
Bà cũng tạo điều kiện cho các cầu thủ được gặp vợ và bạn gái nhiều hơn “mong muốn của các HLV”. HLV Lopetegui, người đang cầm cương ở đội tuyển cũng không ít lần bày tỏ thái độ với cách “làm quá” của Maria so với nhiệm vụ của mình. Nhưng Lopetegui chưa bao giờ thắng cả, bởi ở tuyển Tây Ban Nha, nắm được cầu thủ là nắm được sức mạnh lớn nhất, và Maria luôn có điều đó.
Pique, Ramos và Maria Claramunt. |
Xét về tiền bạc, Maria Claramunt chưa bao giờ phải lo lắng về điều này cả. Bà thường xuyên lựa chọn khách sạn 5 sao làm nơi cư trú khi làm việc, gọi thợ sửa tóc và làm móng tay đến tận chỗ nghỉ của mình. Maria là một người phụ nữ chịu chơi và sang chảnh, từ kính mắt, túi xách, đến giày cao gót, tất cả là “hàng hiệu”. Chính “việc vượt cả đẳng cấp ăn chơi” so với cầu thủ đã giúp cho người phụ nữ này nằm được tâm can của hầu hết những “tay chơi số má” ở đội tuyển Tây Ban Nha.
Trong một bộ máy liên đoàn gồm 7 nhân vật cốt cán và là người phụ nữ duy nhất, Maria luôn biết cách chứng tỏ tầm ảnh hưởng của mình. Bà là một trong những nguyên nhân lớn khiến HLV Del Bosque ngồi ghế HLV trưởng của đội tuyển và mang về chiếc cúp vô địch thế giới năm 2010. Bà cũng là người đã tạo ra mối liên kết tuyệt vời giữa “nhóm Real Madrid” do Iker Cassillas dẫn đầu và “nhóm Barcelona” do Puyol làm chủ.
Câu chuyện đó được tiếp diễn ở thế hệ sau, và đó là lí do để khi người phụ nữ này gặp nguy hiểm, các cầu thủ sẽ sẵn sàng đứng ra bảo vệ, dù họ có thuộc nhóm nào. Vấn đề ở chỗ LĐBĐ Tây Ban Nha liệu có nhượng bộ các cầu thủ ngôi sao, hay sẽ giải quyết triệt để tàn dư từ thời chủ tịch cũ?
Với những người bình tĩnh trước các tin sốc, họ sẽ đặt ra một giả định rằng, “liệu các ngôi sao” có ngốc nghếch đến mức phát biểu liều như vậy khi World Cup 2018 sắp đến tới nơi. Chưa hết, đây là thời điểm bóng đá Tây Ban Nha đầy cạm bẫy, từ việc cựu chủ tịch liên đoàn dính tham nhũng đến việc cầu thủ từ Catalan đang bị chỉ trích thậm tệ khi tập trung đội tuyển. Vì vậy, nếu như bóng đá Tây Ban Nha lại tan rã sức mạnh vì một chuyện “hậu trường” như thế này là một chuyện “đáng xấu hổ” với bất cứ ai.
Việc những mắt xích trong bộ máy của Villar bị điều tra và cáo buộc có tội là chuyện hoàn toàn bình thường, và chủ tịch đương nhiệm ông Juan Luis Larrea bày tỏ mong muốn phế truất “quân hậu” của Liên đoàn để dọn dẹp liên đoàn cũng là điều dễ hiểu. Nó chỉ khó hiểu với “vây cánh” của Maria mà thôi!
Ứng viên mới cho chiếc ghế: Fernando Hierro Chủ tịch LĐBĐ Tây Ban Nha Luis Larrea đang mong muốn đưa một cái tên mới mới lên chức Giám đốc thể thao của Liên đoàn - đó là cựu huyền thoại của Real Madird và ĐT Tây Ban Nha Fernando Hierro. Hierro đã có kinh nghiệm từng đảm trách chức vụ giám đốc thể thao tại CLB Malaga vào năm 2011 và làm nhiệm vụ này trong 3 năm. Sau đó, những tiếng gọi từ đội bóng cũ đã khiến trái tim huyền thoại này rung động. Anh trở về Madrid vào năm 2014 và đảm nhận vai trò trợ lí huấn luyện viên trưởng cho Ancelotti, kiêm nhiệm huấn luyện ở lò trẻ Castilla. Tuy nhiên, những bất đồng với Zidane đã khiến Hierro ra đi, và tìm kiếm một thử thách mới mang tên Oviedo ở giải hạng nhì Tây Ban Nha. Đến tháng 6 năm 2017, do không thành công với vai trò HLV trưởng ở Oviedo, Hierro đã xin từ chức và bây giờ hoàn toàn tự do. Xét về tầm ảnh hưởng, rõ ràng Hierro cũng sẽ tạo được những tiếng nói nhất định với những cầu thủ Real Madrid lên tuyển, nhưng “nửa lớn” còn lại đến từ Barcelona thì lại là một dấu hỏi mà chẳng ai có thể trả lời. AQ LĐBĐ Tây Ban Nha náo loạn Tháng 7 vừa qua, Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha tạo ra một tin chấn động toàn cầu. Chủ tịch liên đoàn Maria Villar, cùng con trai và 3 nhân vật cộm cán bao gồm: Phó chủ tịch phụ trách kinh tế, chủ tịch và thư kí liên đoàn bóng đá khu vực Tenerife của Tây Ban Nha bị bắt giữ vì các tội danh quản lý sai trái, biển thủ công quỹ, tham nhũng và làm giả giấy tờ trong cuộc điều tra về vấn đề tài chính của liên đoàn. Ông Angel Maria Villar, hiện 67 tuổi, giữ chức vụ Chủ tịch RFEF kể từ năm 1988. Trong thời gian ông nắm quyền, đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha đã 3 lần giành danh hiệu lớn đó là Euro 2008, World Cup 2010 và Euro năm 2012. Trước khi bị bắt, ngoài việc đang là đương kim chủ tịch của liên đoàn Tây Ban Nha ông Villar còn là Phó chủ tịch LĐBĐ châu Âu và LĐBĐ thế giới. Một người được coi là biểu tượng quyền lực ở Tây Ban Nha sụp đổ là cú sốc lớn cho công dân của quốc gia này. PV |