Số phận nhà vô địch V..League xuống hạng
Năm 2017, Long An đã chính thức giành vé xuống chơi ở giải hạng Nhất sau chuỗi mùa giải có thành tích kém cỏi. Đó cũng là mùa giải mà bóng đá Long An dính vào bê bối hình ảnh “thủ môn quay lưng” trên sân Thống Nhất. Đó được xem là “giọt nước tràn ly” cho những thất vọng mà đội bóng này tạo ra.
Long An từng là thế lực của bóng đá Việt Nam thời kỳ mới đi lên chuyên nghiệp. Bầu Thắng đã đặt nền móng và dấu ấn lớn cho bóng đá Long An. Ông bầu này đã đầu tư tài chính, đưa về hàng loạt ngoại binh và tuyển thủ quốc gia chất lượng. Đặc biệt, sự xuất hiện của HLV Calisto đã nâng tầm bóng đá Long An. Họ vô địch hai mùa giải liên tiếp các năm 2005, 2006 dưới tên gọi Đồng Tâm Long An. Và đó cũng là giai đoạn mà Gạch Đồng Tâm Long An đã trở thành thế lực đối trọng với Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức.
Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam sẽ chơi ở hạng Nhất 2021. Ảnh: HĐ |
Năm 2011, bầu Thắng cùng nhiều ông bầu khác đã cùng nhau đứng ra thành lập VPF. Bầu Thắng được tín nhiệm giữ chức danh Chủ tịch HĐQT. Cũng vì làm quan chức ở VPF mà sau này, bầu Thắng cũng rút tên khỏi CLB Long An, nhường lại cho người em trai Võ Thành Nhiệm để đảm bảo tính khách quan. Sau thời gian này, bóng đá Long An đã dần đánh mất vị thế và sa sút nghiêm trọng.
Việc Long An xuống hạng ở mùa giải 2017 như một điều tất yếu. Họ thi đấu lẹt đẹt tại giải hạng Nhất trong 3 năm liền nhưng không cho thấy khát vọng trở lại. Ở giải hạng Nhất 2020, Long An còn suýt chút nữa xuống chơi ở giải hạng Nhì, họ chỉ trụ hạng ở vòng cuối cùng, hơn đối thủ cạnh tranh là Đồng Tháp đúng 1 điểm.
Không còn ai hình dung là nhà vô địch lừng lẫy một thời của bóng đá Việt Nam. Long An đã trượt dài kể từ khi xuống hạng. Hay nói đúng hơn, họ đang rơi vào tình trạng chung như bao đội bóng khác, đó là không được đầu tư kéo theo thành tích kém.
Mùa giải 2020, bóng đá Việt Nam chứng kiến màn xuống hạng nghiệt ngã của nhà vô địch V.League 2017 Quảng Nam. Đây là nhà vô địch thứ 2 sau Long An nhận tấm vé xuống chơi ở hạng Nhất. Nếu như Long An sa sút vì câu chuyện không được đầu tư thì Quảng Nam xuống hạng như một điều vốn dĩ phải thế. Họ lên đỉnh bất ngờ và giờ là lúc sống đúng với thực tại.
Thực tế, trước và sau khi Quảng Nam lên ngôi vô địch năm 2017, đội bóng này chỉ ở tầm trung, thường kết thúc mùa giải ở top dưới. Họ thực sự sa sút trong 3 mùa giải gần đây sau khi giành cúp vô địch đầy bất ngờ trong lịch sử V.League. Ở mùa giải 2019, Quảng Nam sa sút nghiêm trọng và phải nhờ có sự chi viện của Hà Nội ở giai đoạn 2.
Ở V.League, Quảng Nam không được liệt vào nhóm các đội bóng “nhà nghèo” vì họ vẫn được sự hỗ trợ của một số doanh nghiệp và ngân sách tỉnh. Tuy nhiên, ở mùa giải 2020, Chủ tịch CLB Quảng Nam Nguyễn Húp đã nhiều lần đề xuất ý kiến xin huỷ giải. Lý do mà ông Húp đưa ra một phần vì nếu giải kéo dài, Quảng Nam sẽ bị ảnh hưởng về mặt tài chính liên quan đến tiền tài trợ và lương, thưởng cho các cầu thủ.
Câu chuyện Quảng Nam xuống hạng đang phơi bày một thực trạng đáng buồn của bóng đá Việt Nam. Sau 20 năm đi lên chuyên nghiệp, bóng đá Việt Nam vẫn chưa được chuyên nghiệp. Việc các đội bóng không được phát triển từ gốc, không kiếm được tiền từ bóng đá mà phụ thuộc hầu bao các ông bầu vẫn là vấn đề nổi cộm. Do đó mà những nhà vô địch như Long An hay Quảng Nam khi rời xa các “bầu sữa” đó sẽ lâm vào trạng thái bị “rút ống thở”. Quảng Nam xuống hạng không phải vì các đội bóng V.League đang tốt lên mà đơn giản đội bóng xứ Quảng đang được trả lại đúng vị trí của nó.
Theo thống kê trong 10 năm gần đây, Nam Định là đội bóng duy nhất xuống hạng và sau đó quay trở lại giải đấu cao nhất Việt Nam sau 8 năm. Đội bóng thành Nam xuống hạng năm 2010 và phải đến mùa giải 2018 họ mới chính thức quay trở lại sân chơi V.League. Có thể kể đến những cái tên khác như Đồng Nai (2015), Đồng Tháp (2016), Long An (2017), Cần Thơ (2018) và Khánh Hoà (2019). Trong khi Đồng Nai chỉ còn duy trì đội trẻ thì Đồng Tháp vừa rớt xuống hạng Nhì với thành tích bết bát ở giải hạng Nhất 2020.
Và đây là một lời cảnh báo cho số phận của Quảng Nam. Đội bóng sẽ chơi ở giải hạng Nhất năm 2021 với cuộc đua thăng hạng đầy khốc liệt.
Thầy Park triệu tập cầu thủ 17 tuổi cho U22 Việt Nam Sau khi dự khán trận đấu giữa SHB Đà Nẵng và Thanh Hóa ở vòng cuối nhóm B, V.League 2020, huấn luyện viên Park Hang-seo đã được chứng kiến màn trình diễn của cầu thủ Nguyễn Phi Hoàng bên phía đội chủ nhà. Ông đã quyết định trao cơ hội cho tiền vệ sinh năm 2003 lên tập trung trong đội hình U22 Việt Nam. Nguyễn Phi Hoàng được biết đến là cầu thủ lập kỷ lục hiếm thấy tại V.League khi được huấn luyện viên Lê Huỳnh Đức điền tên vào danh sách đội 1 của SHB Đà Nẵng thi đấu tại LS V.League 2020. Thời điểm được “nhấc” lên đội 1, Nguyễn Phi Hoàng còn chưa tròn 17 tuổi. Tuy vậy, tính chất khắc nghiệt của V.League đã không tạo nhiều đất diễn cho một cầu thủ còn quá trẻ như Nguyễn Phi Hoàng. Chỉ đến khi đội bóng sông Hàn chiếm vị trí an toàn trên bảng xếp hạng ở giai đoạn cuối mùa, Nguyễn Phi Hoàng mới có cơ hội được ra sân đá chính nhiều hơn. Không phụ lòng tin tưởng của ban huấn luyện, Nguyễn Phi Hoàng đã nỗ lực trong từng phút giây được hít thở bầu không khí trận đấu tại V.League, qua đó lọt vào tầm quan sát của huấn luyện viên Park Hang-seo. Như vậy, với sự góp mặt của Nguyễn Phi Hoàng, quân số của đội tuyển U22 Việt Nam trong đợt tập trung lần này nâng lên 34 cầu thủ. (H.H) |