Vụ giẫm đạp tại Indonesia là thảm họa tồi tệ nhất lịch sử bóng đá
Số người chết trong vụ giẫm đạp và bạo lực sau trận đấu bóng đá ở Indonesia đã tăng lên 174, khiến đây trở thành một trong những sự kiện thể thao chết chóc nhất trên thế giới.
-
Tình hình hỗn loạn sau trận đấu.
-
Phóng hỏa ngay trên sân.
-
Cảnh sát dùng hơi cay giản tán đám đông.
-
Người bị thương được đưa ra khỏi sân.
-
Tấn công xe cảnh sát.
-
Người hâm mộ tràn xuống sân.
-
Tình cảnh hỗn loạn sau trận đấu.
Bạo lực đã nổ ra sau trận đấu kết thúc vào tối 1/10 khi đội chủ nhà Arema FC của thành phố Malang thuộc Đông Java để thua Persebaya từ Surabaya với tỷ số 3-2.
Thất vọng sau trận thua của đội chủ nhà, hàng nghìn người ủng hộ Arema, được gọi là “Aremania”, đã phản ứng dữ dội với hành động ném chai lọ và các đồ vật khác vào các cầu thủ và quan chức bóng đá. Các cổ động viên đã tràn xuống sân vận động Kanjuruhan để phản đối và yêu cầu ban lãnh đạo Arema giải thích lý do tại sao sau 23 năm bất bại trên sân nhà, trận đấu này lại kết thúc với tỷ số thua, các nhân chứng cho biết.
Bạo loạn lan ra bên ngoài sân vận động, nơi có ít nhất 5 xe cảnh sát bị lật đổ và bốc cháy trong lúc hỗn loạn. Cảnh sát chống bạo động đã đáp trả bằng cách bắn hơi cay và bắn cả về phía khán đài của sân vận động, khiến đám đông hoảng sợ. Hơi cay bị FIFA cấm tại các sân vận động bóng đá.
Cảnh sát trưởng Đông Java Nico Afinta cho biết, lực lượng chức năng đã “thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, tuy nhiên, đã phải dùng đến hơi cay sau khi những người hâm mộ quá khích tấn công cảnh sát, hành động vô pháp và đốt phá”.
-
Thi thể nạn nhân được di chuyển tại một bệnh viện địa phương.
-
Thi thể nạn nhân được di chuyển tại một bệnh viện địa phương.
-
Thi thể các nạn nhân tại một bệnh viện địa phương.
-
Người thân nạn nhân khóc hết nước mắt.
Một số người chết ngạt và những người khác bị giẫm đạp khi hàng trăm người chạy thoát thân nhằm tránh hơi cay. Trong hỗn loạn, 34 người chết tại sân vận động, bao gồm cả hai sĩ quan cảnh sát, thậm chí cả trẻ em.
Hơn 300 người đã được đưa đến các bệnh viện gần đó để điều trị vết thương nhưng nhiều người đã chết trên đường đi và trong quá trình điều trị, Afinta cho biết.
Phó Thống đốc Đông Java Emil Dardak cho biết, số người chết đã tăng lên 174 người, trong khi hơn 100 người bị thương đang được điều trị tích cực tại 8 bệnh viện mà không bị tính phí, 11 người trong số này đang trong tình trạng nguy kịch.
Hiệp hội bóng đá Indonesia (PSSI) đã đình chỉ vô thời hạn giải bóng đá Liga 1 sau thảm kịch và cấm Arema tham gia phần còn lại của mùa giải.
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 2/10, Tổng thống Indonesia Joko Widodo bày tỏ lời chia buồn sâu sắc đối với những người thiệt mạng. “Tôi vô cùng thương tiếc về thảm kịch và tôi hy vọng đây là thảm kịch bóng đá cuối cùng ở đất nước này, đừng để một thảm kịch khác như thế này xảy ra trong tương lai. Chúng ta phải tiếp tục duy trì tinh thần thể thao, tính nhân văn và tình anh em của dân tộc Indonesia.”
Ông yêu cầu Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao, Cảnh sát trưởng Quốc gia và Chủ tịch PSSI tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng quy trình an ninh trước các trận đấu bóng đá, đồng thời chỉ đạo PSSI tạm thời đình chỉ Liga 1.
-
Những gì sót lại sau vụ việc.
-
Những gì sót lại sau vụ việc.
-
Những gì sót lại sau vụ việc.
-
Những gì sót lại sau vụ việc.
-
Những gì sót lại sau vụ việc.
Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Zainudin Amali cũng bày tỏ đáng tiếc rằng “thảm kịch này đã xảy ra khi Indonesia đang chuẩn bị cho các hoạt động thể thao, bóng đá, ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế”.
Indonesia sẽ đăng cai FIFA U20 World Cup 2023 từ ngày 20/5 đến ngày 11/6, với 24 đội tham dự.
Ferli Hidayat, Cảnh sát trưởng địa phương Malang, cho biết có khoảng 42.000 khán giả tại trận đấu hôm 1/10, tất cả đều là cổ động viên đội nhà vì ban tổ chức đã cấm người hâm mộ Persebaya vào sân vận động để tránh ẩu đả.
Hạn chế này được đưa ra sau các cuộc đụng độ giữa người ủng hộ hai đội bóng ở sân vận động Blitar của Đông Java vào tháng 2/2020 đã gây ra tổng thiệt hại vật chất là 250 triệu rupiah (tương đương 18.000 USD).
Trận đấu hôm 1/10 nằm trong số những thảm họa về đám đông tồi tệ nhất thế giới. Một số thảm họa khác bao gồm trận vòng loại World Cup 1996 giữa Guatemala và Costa Rica ở thành phố Guatemala, khiến hơn 80 người chết và hơn 100 người khác bị thương. Vào tháng 4/2001, hơn 40 người đã chết trong trận đấu bóng đá tại Ellis Park ở Johannesburg, Nam Phi.
Được biết, đến tối 2/10, lãnh đạo tỉnh Đông Java đã đính chính thông tin số người chết trong vụ giẫm đạp tại Malang là 125 người, thay vì 174 với lý do thống kê nhầm.