Campuchia tin tưởng RCEP sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng

Thứ Hai, 27/12/2021, 07:14

Campuchia kỳ vọng lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư và sản xuất nội địa sẽ tăng trưởng cao sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2022.

Theo thông báo của Bộ Thương mại Campuchia, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 trở đi. Campuchia sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế quan từ hiệp định này đối với một số mặt hàng chủ lực như: hàng nông sản, hàng nông sản chế biến và hàng công nghiệp…

Bên cạnh việc được hưởng lợi từ các hoạt động xuất khẩu này, Campuchia cũng kỳ vọng sẽ nhận được thêm các lợi ích từ RCEP trong một số lĩnh vực khác, chẳng hạn như chuyển giao công nghệ khoa học và kỹ năng mới thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, cũng như tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động.

Bộ Thương mại Campuchia cũng khẳng định: "Hiệp định này sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu và tăng tổng sản phẩm quốc nội, cũng như giúp nền kinh tế Campuchia  phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19".

Campuchia tin tưởng RCEP sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng -0
Ảnh minh họa: Quy mô kinh tế của các hiệp định khu vực lớn trên thế giới.

Trước đó, Quốc vụ khanh Bộ Thương mại Seang Thay cho biết, các nghiên cứu đưa ra dự báo sau khi RCEP có hiệu lực sẽ giúp xuất khẩu hàng năm của Campuchia tăng thêm 7,3%, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 23,4% và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng khoảng 2%. Ông Seang Thay cũng bày tỏ hy vọng RCEP sẽ tiếp tục được mở rộng và có thêm thành viên tham gia trong thời gian tới như Ấn Độ để phát triển thành chuỗi sản xuất toàn diện hơn trong khu vực.

RCEP được khởi động từ tháng 11/2012 tại Phnom Penh, khi Campuchia là nước Chủ tịch luân phiên ASEAN với kỳ vọng tạo ra một không gian thương mại tự do và đầu tư rộng mở giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và các nền kinh tế phát triển trong khu vực. Sau 8 năm trải qua nhiều vòng đàm phán tích cực, hiệp định lấy châu Á làm trung tâm này đã được chính thức ký kết tại Hà Nội vào ngày 15/11/2020. Điều đáng chú ý là các giới học giả và các nhà hoạch định chính sách phương Tây "định vị" hiệp định này.

Có rất nhiều hàm ý quan trọng của RCEP giúp giải thích lý do vì sao giới học giả quan hệ quốc tế và các nhà hoạch định chính sách cần xem lại sự thờ ơ của họ đối với hiệp định này. RCEP nêu bật những giá trị và tinh thần của chính sách ngoại giao khu vực mang nhiều sắc thái của ASEAN. RCEP cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thỏa thuận thương mại tự do ba bên Nhật-Trung-Hàn. Đồng thời, RCEP cũng chỉ ra các nhân tố tiềm tàng khiến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng, vốn xuất phát từ việc hình thành một cộng đồng thương mại tự do châu Á mới dựa trên RCEP.

Không một nhà lãnh đạo chính trị nào thừa nhận vai trò của ASEAN trong việc đề xuất và hoàn thiện một trong những thành tựu có lẽ đáng chú ý nhất trong lịch sử 50 năm của khối. Việc RCEP được ký kết thành công là minh chứng cho "Phương thức ASEAN" mang bản sắc riêng của khu vực. Quá trình này chứa đựng các nguyên tắc xã hội hóa, ngoại giao thầm lặng, kín đáo, ra quyết định đồng thuận, thương lượng không đối đầu và bình đẳng chủ quyền. Các đặc điểm nổi bật này của RCEP trái ngược với phong cách ra quyết định thường bỏ qua yếu tố văn hóa, đối lập, nguyên tắc đa số, mang tính pháp lý của các quốc gia phương Tây.

Việc thực hiện các nguyên tắc của ASEAN được thể hiện rõ trong các vấn đề lớn, nhỏ của RCEP. Vấn đề nhỏ là những ưu đãi giảm bớt rào cản thương mại đối với các nền kinh tế ASEAN kém phát triển nhất.

Vấn đề lớn là những gì đạt được trong việc hiện thức hóa mối quan hệ thương mại tự do Nhật-Trung-Hàn được mong đợi từ lâu. Trên hết, RCEP giải quyết sự phức tạp của các mối quan hệ thương mại châu Á bằng cách xóa bỏ ngay lập tức thuế quan và hạn ngạch đối với 65% hàng hóa giao dịch trong khối, tăng lên 90% theo thời gian.

Đáng chú ý, việc RCEP cho phép hiện thực hóa thỏa thuận thương mại tự do ba bên Nhật-Trung-Hàn, vốn được các nước này mong đợn từ lâu, là một điều rất quan trọng vì Nhật Bản và Trung Quốc có lịch sử quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt", trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc là đồng minh tự nhiên của Mỹ. Tuy nhiên, thực tế là việc 3 quốc gia lớn ở châu Á này đã liên kết vào thời điểm mà Mỹ đang tìm cách loại trừ và cản trở sự phát triển của Trung Quốc cho thấy phần còn lại của thế giới đã không chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ.

Trên thực tế, các chính sách thương mại đơn phương của Mỹ và tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến các nền kinh tế châu Á xích lại gần nhau hơn khi các nhà sản xuất tìm cách ổn định các chuỗi cung ứng khu vực. Thỏa thuận thương mại tự do ba bên Nhật-Trung-Hàn giúp nâng cao các nền kinh tế mang tính chất bổ sung cho nhau của các nước này. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của cả Nhật Bản và Hàn Quốc và hai quốc gia này cũng là các đối tác thương mại lớn của Trung Quốc.

Nói rộng hơn, RCEP sẽ tăng cường các mối quan hệ thương mại và kinh tế trong khu vực Đông Á vì thương mại tự do và các điều khoản về quy tắc xuất xứ được đơn giản hóa giúp tăng cường mối liên kết giữa sản xuất, công nghệ, tự nhiên và nguồn nhân lực trong khu vực. Các hệ quả của thỏa thuận này không phải là không thể tránh khỏi. Như được định hình ban đầu, cả Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và RCEP lẽ ra sẽ giúp mở rộng, không giới hạn về phạm vi tiếp cận của hiệp định thương mại tự do đối với châu Á.

Đáng tiếc, các lợi ích của phương Tây đã bị giảm sút nghiêm trọng và phạm vi địa lý rộng hơn đã bị thu hẹp khi Mỹ rút khỏi các cuộc đàm phán thỏa thuận. Điều đó khiến cả CPTPP và RCEP đều là các hiệp định lấy châu Á làm trung tâm.

Có thể sự xáo trộn ngẫu nhiên trong chính sách thương mại của phương Tây và việc hoàn tất RCEP lấy châu Á làm trung tâm đánh dấu thời điểm mà quá trình chuyển đổi sức mạnh địa kinh tế dịch chuyển mạnh mẽ sang châu Á. Một khi được chấp nhận, thực tế đó sẽ đòi hỏi tất cả các quốc gia, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, phải thúc đẩy điều mà nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ Henry Kissinger từng gọi là một "mối quan hệ ổn định về mặt chiến lược". Đạt được kết quả đó sẽ kiểm tra năng lực của các nhà ngoại giao phương Tây, mặc dù "Phương thức ASEAN" cung cấp một phương pháp đàm phán thành công kiểu châu Á.

Khổng Hà (tổng hợp)
.
.
.