Đội tuyển Việt Nam có nên đứng ngoài "làn sóng ngoại" bao trùm Đông Nam Á?
- VFF đạt được thoả thuận với HLV Nguyễn Hữu Thắng
- Cầu thủ ngoại trên sân bóng VN: Đâu là tình yêu? Đâu là tiền bạc?
- Vì sao những cầu thủ nhập tịch không có tên?
Tuy nhiên, những người hiểu chuyện, hiểu những điều tế nhị phía sau việc những cầu thủ ngoại lên ĐT lại nhìn vấn đề theo cách khác. Họ cho rằng, nếu căn cứ vào những yếu tố chuyên môn đơn thuần, ngay ở thời điểm này cũng có những cái tên rất cần thiết cho ĐTVN, Hoàng Vũ Samson của Hà Nội T&T chẳng hạn.
Nhưng có lẽ vấn đề không nằm ở chuyện chuyên môn, mà nằm ở những khía cạnh ngoài chuyên môn, vượt qua cả tầm kiểm soát của HLV trưởng ĐT lẫn các quan chức Liên đoàn.
HLV Nguyễn Hữu Thắng rất khó gọi vào đội tuyển các cầu thủ nhập tịch khi chưa được "bật đèn xanh". Ảnh: H.Mk |
Năm 2008, khi HLV Henrique Calisto nhiếp chính lần thứ 2 ở ĐTVN thì hàng loạt những cái tên nhập tịch như Phan Văn Santos, Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max đã được đưa lên ĐT. Nhưng vì những vấn đề ngoài chuyên môn, chẳng hạn như việc Phan Văn Santos tự ý rời ĐT để chăm "vợ mang bầu" đã khiến thầy "Tô" tức phát điên, và sau đó tuyên bố một câu bất hủ: "Còn tôi ở đây, Phan Văn Santos không bao giờ có cửa lên ĐT".
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở những khía cạnh sinh hoạt đơn thuần thì câu chuyện trước sau gì cũng có lối ra, theo Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ lúc ấy thì: "Mọi thứ còn nằm ở những ứng xử văn hoá. Có nhiều cầu thủ mặc dù đã nhập tịch Việt Nam nhưng chưa thật sự thấm nhuần văn hoá Việt Nam. Thế nên khi khoác áo ĐTVN, không loại trừ khả năng họ có những biểu hiện trái với thuần phong mĩ tục của chúng ta. Lúc ấy, cái giá phải trả là rất lớn".
Ở đây, cần phải nhắc lại một chi tiết chua xót, đó là ở thời kỳ mà hàng loạt ông bầu nhảy vào bóng đá và chạy đua thành tích thì có cả một phong trào nhập tịch cầu thủ diễn ra ồ ạt, và sau này từng có những cầu thủ nhập tịch trả lòng rất thật: "Tôi đồng ý nhập tịch vì được chủ tịch CLB cho tiền, và hứa rằng sau khi nhập tịch sẽ được nhận một mức lương cao hơn chút".
Vì hiểu rõ những đặc điểm này nên sau này việc nhập tịch cầu thủ đã được "siết" lại một cách chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà VFF và cả cấp trên của VFF có thể dễ dàng đồng ý để những cầu thủ nhập tịch lên ĐT. Có thể chốt lại rằng, một khi chưa được lệnh "cởi trói" từ trên, thì việc những cầu thủ da trắng, da đen khoác áo ĐTVN là điều không tưởng.
Trong khi đó, những biến động tại Đông Nam Á cho hay, ngay tại AFF Suzuki Cup diễn ra cuối năm nay, nhiều khả năng bóng đá "vùng trũng" lại chứng kiến sự trở lại ồ ạt của những cầu thủ nhập tịch.
Với Philippines - một trong hai đồng chủ nhà của giải đấu thì đấy là chuyện đương nhiên, vì thực tế những năm qua, bóng đá Philippines phất lên nhờ chính sách nhập tịch cầu thủ, trong đó có những cầu thủ thậm chí từng trưởng thành ở lò đào tạo trẻ của Chelsea.
Với Singapore mới thật đáng nói, bởi ai cũng biết sau khi đoạt tới 4 chức vô địch AFF Cup nhờ sức sống chủ yếu của những cầu thủ nhập tịch, Singapore từng tuyên bố sẽ phát triển ĐTQG bằng những cái tên thuần nội. Nhưng khoảng 5 năm qua, khi một ĐTQG và ĐT U.23 QG "thuần nội" khiến bóng đá Singapore thất bại thảm hại thì mới đây họ đã lên tiếng gọi lại những cầu thủ nhập tịch, đang thi đấu tại S - League vào ĐTQG nước mình. Malaysia của ông thầy Ong Kim Swee cũng thế, và Indonesia khả năng cũng thế.
Như vậy, đừng bất ngờ nếu AFF Suzuki Cup năm nay, cái "vùng trũng" Đông Nam Á lại chứng kiến cả một rừng những cầu thủ vốn xuất phát ngoài Đông Nam Á. Với riêng ĐTVN, mặc dù đặt mục tiêu lớn là phải lọt vào chung kết, nhưng có phần nhiều, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục đứng ngoài xu thế gây tranh cãi này.