99,26% hộ dân khu vực nông thôn có điện
- Kiểm tra tổng thể những bất cập điện mặt trời áp mái
- 4 tỉnh, thành miền Trung – Tây Nguyên đã được cấp điện trở lại sau bão số 6
- EVNNPC đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định 27 tỉnh, thành phố miền Bắc
- Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và chất lượng phục vụ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cho biết, chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo của Việt Nam không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn đóng góp vào phát triển bền vững cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo.
Cụ thể, thành công trong việc cung cấp điện cho hơn 17 triệu hộ dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tại khu vực nông thôn, tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện tính đến 31/12/2020 đạt 99,26%; chỉ còn khoảng 0,74% số hộ dân nông thôn chưa được tiếp cận điện.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An. |
Theo Bộ Công thương, chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2021-2025 sẽ triển khai cấp điện cho khoảng 871.263 hộ dân (trong đó, khoảng 153.911 hộ dân, chiếm tỷ lệ 0,74% chưa có điện; 717.352 hộ dân có điện nhưng cấp điện không ổn định, liên tục) của 6.811 thôn bản trên địa bàn 2.197 xã; cấp điện 2.638 trạm bơm quy mô vừa và nhỏ tại 13 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long kết hợp cấp điện cho nhân dân; đề xuất bổ sung cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo còn lại: Đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Thổ Chu, An Sơn và Nam Du tỉnh Kiên Giang; Các thôn đảo: Ninh Tân, Ninh Đảo, Điệp Sơn, Bích Đầm tỉnh Khánh Hòa; cấp điện lưới cho Côn Đảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Toàn cảnh hội nghị |
Báo cáo tại hội nghị, ông Bùi Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, mục tiêu trong giai đoạn tới 2021-2025 sẽ cấp điện cho hầu hết các hộ dân nông thôn. Song nhu cầu vốn đầu tư còn thiếu khoảng hơn 26.000 tỷ đồng. Tổng vốn là rất lớn, đến nay việc huy động vốn ngân sách cho chương trình gặp nhiều khó khăn, không đủ nguồn lực để đầu tư cấp điện cho vùng miền núi, hải đảo.
Trong khi đó, nước ta trở thành nước có điều kiện kinh tế phát triển, không còn được tiếp cận các nguồn vốn ODA ưu đãi. Vì vậy, Bộ Công thương kiến nghị, Chính phủ báo cáo Quốc hội cân đối nợ công, ưu tiên để Chính phủ huy động các nguồn vốn vay ODA, vốn ưu đãi nước ngoài bổ sung ngân sách trung ương để thực hiện cấp phát kết hợp cho các chủ đầu tư vay lại triển khai chương trình.
Tại Hội nghị diễn ra lễ trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công thương cho các cá nhân, đơn vị có đóng góp trong Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016-2020.