Té vào xô nước, bé trai 4 tuổi tử vong
Nạn nhân là bé trai, 4 tuổi, té vào xô nước tại nhà không rõ từ lúc nào và được hàng xóm phát hiện trong tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở.
- Tăng cường tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho trẻ em
- Ngã xuống sông Lam, người lái đò bị đuối nước thương tâm
- Lật ghe trên sông Trường Giang, 2 anh em đuối nước thương tâm
- Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước khi thả lưới cùng bố
- Hai nữ sinh rơi xuống cầu máng, 1 em đuối nước
Dù được cấp cứu ngay tại Bệnh viện (BV) Bà Rịa trong tình trạng hôn mê sâu, sau đó nhanh chóng được chuyển đến BV Nhi Đồng 2 TP Hồ Chí Minh nhưng tình trạng bệnh nhi quá nặng, không thể điều trị, gia đình đã đưa cháu về.
Nhân trường hợp này, các bác sĩ BV Nhi đồng 2 một lần nữa cảnh báo tới các bậc phụ huynh cần cẩn thận, chú ý tai nạn sinh hoạt luôn luôn rình rập các bé, trong đó có đuối nước.
Đuối nước là một tai nạn hay gặp, xảy ra trong khi bơi, đi thuyền và trong các hoạt động dưới nước. Tuy nhiên, tai nạn đuối nước tại nhà do ngạt trong bồn nước, chum vại, rãnh nước… hay ngã vào xô nước như trường hợp trên thì rất thương tâm.
Hướng dẫn học sinh về cách sơ cấp cứu tai nạn đuối nước tại một trường học TP Hồ Chí Minh |
Các bước sơ cấp cứu đúng cách với tai nạn đuối nước |
Sau khi được sơ cấp cứu đúng cách tại hiện trường, nạn nhân cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất ( minh hoạ). |
Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Cần cảnh giác phù phổi cấp sau khi đuối nước.
Sau khi sơ cứu ban đầu, người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Chú ý trong sơ cấp cứu đuối nước có những thao tác hết sức sai lầm cần tránh như: dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân.