Ngành nông nghiệp trong 10 năm cắt giảm 118 thủ tục hành chính
- Căn cước công dân gắn chíp điện tử - bước đột phá cải cách hành chính
- Cải cách hành chính, hướng về cơ sở, đảm bảo an sinh xã hội
- Mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện” ở Bình Dương: “Đột phá” trong công tác cải cách hành chính
Ngày 21/12, tại Ninh Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 và định hướng cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030. Tại Hội nghị.
Tính đến tháng 12-2020, trong lĩnh vực NN&PTNT có tổng số 390 thủ tục hành chính, trong đó 255 thủ tục hành chính cấp bộ, 105 cấp tỉnh, 15 cấp huyện, 9 cấp xã, 6 cơ quan khác, được công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ và website của các đơn vị theo đúng quy định.
So với thời điểm tháng 1-2016, Bộ đã cắt giảm 118 thủ tục hành chính, bao gồm 64 thủ tục hành chính cấp bộ, 32 cấp tỉnh, 23 cấp huyện, 5 cấp xã.
Bộ NN&PTNT đã cắt giảm 118 thủ tục hành chính, bao gồm 64 thủ tục hành chính cấp bộ, 32 cấp tỉnh, 23 cấp huyện, 5 cấp xã. |
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đã tổ chức rà soát 63 thủ tục hành chính liên quan tới kiểm tra chuyên ngành được quy định tại 27 văn bản, gồm 3 Luật, 6 Nghị định, 18 Thông tư. Bộ NN&PTNT cũng đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 32/63 thủ tục hành chính, đạt 50,7%. Việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành của Bộ đã đạt yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ NN&PTNT cũng đã bãi bỏ, sửa đổi theo hướng đơn giản hóa gồm 251 điều kiện, trong đó bãi bỏ 115 điều kiện, sửa đổi 136 điều kiện; thực hiện rà soát, cắt giảm tối đa hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; công khai đầy đủ Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trên trang thông tin điện tử.
Bộ NN&PTNT cũng đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 32/63 thủ tục hành chính, đạt 50,7%. |
Thời gian tới, việc cải cách thủ tục hành chính phải dựa trên quan điểm là chuyển từ kiểm soát trước sang kiểm soát sau. Tức là người thực hiện hiện các thủ tục sẽ tự chủ, tự quản lý còn Nhà nước thì trên cơ sở đánh giá rủi ro sẽ có quy trình kiểm soát sau.