Voi - Biểu tượng thiêng!
10:41 12/04/2024

Đồng bào Tây Nguyên xưa coi voi vừa là vật thiêng (làm lễ cúng sức khỏe voi), vừa là vật nuôi để chuyển gỗ, hàng hóa… Nhưng nơi voi được “thiêng hóa” hơn cả là Ấn Độ. Trong Ấn Độ giáo, biểu tượng voi có rất nhiều lớp mã văn hóa mà có lẽ bóc mãi vẫn chưa đi tới cuối cùng. Là vật cưỡi của vị thần tối cao Inđra, voi xuất hiện vô cùng đa dạng về hình vẻ, phong phú về tâm trạng, giàu có về ý nghĩa trong các loại hình nghệ thuật, đặc biệt trong kiến trúc.

Khi trái tim cất lên những thanh âm bất tận
11:17 04/04/2024

Bùi Tiểu Quyên nhỏ nhẹ và mảnh mai. Bất cứ ai gặp cô gái trẻ này cũng đều cảm thấy một sự dịu dàng từ cử chỉ, điệu bộ lẫn giọng nói mỏng tang ấy.

Văn chương và trạng thái của đời sống...
11:16 04/04/2024

Với cái nhìn thật sâu vào mục đích của văn chương nghệ thuật, cái khó của viết lách, sáng tạo không phải là kể lại được câu chuyện, sự kiện, nhân vật, hay thậm chí là trình ra lối viết, thủ pháp, mà cái khó nằm ở chỗ, nhà văn cần thể hiện được trạng thái của đời sống. Thông qua nhiều dữ kiện, các tác phẩm văn chương nghệ thuật kết nối, xâu chuỗi các sự kiện, nhân vật, để thể hiện khí hậu chung của một thời đại.

Hoa sim - tím cả tình yêu...
11:08 04/04/2024

Những ai từng là lính, nhất là lính biên phòng hẳn đều thuộc bài hát “Hoa sim biên giới” của nhạc sĩ Minh Quang. Không chỉ lời hay, nhạc da diết mà nội dung hình tượng cũng thật đúng với tâm lý những chàng trai trẻ đang thời mơ mộng yêu đương: “Nếu em lên biên giới/ Em sẽ gặp bạt ngàn hoa/ Hoa sim giữa đồi nắng gió/ Tím như ai chờ mong/ Sắc hoa sim yêu thương/ Trong lòng người lính trẻ/ Chờ ai nên tím ngát bồi hồi giữa biên cương…”.

“Dưới bóng sao khuê'' và những cảm nhận
11:05 04/04/2024

Nhà phê bình Hà Quảng khởi đầu là một nhà thơ, là nhà giáo ưu tú, về sau ông chuyển sang viết lý luận, phê bình. Đến nay ông đã xuất bản 12 cuốn sách về phê bình, nghiên cứu, có tập đã được giải thưởng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương ("Đến với thơ đương đại" - 2018). Mới đây ông vừa cho ra mắt cuốn lý luận phê bình “Dưới bóng sao khuê” (NXB Hội Nhà văn, 2024).

Đặng Văn Chương - lặng lẽ những mạch chiều
12:40 31/03/2024

Đặng Văn Chương sinh ra từ làng Phù Lưu của miền Lộc Hà, Hà Tĩnh, của xứ miền Trung "mỏng và sắc như cật nứa" (Chữ của Hoàng Trần Cương). Lớn lên từ nơi đến sỏi đá cũng bị thổi bạc đi bởi gió Lào, rồi trở thành một cán bộ cao cấp của quân đội, chạm tuổi xế chiều, bỗng xoay ra đánh vật với ngôn ngữ của miền thơ. Đến nay, sau gần hai mươi năm miệt mài và lặng lẽ dan díu cùng câu chữ, anh đã có cho mình 5 tập thơ đầy đặn.

Hiểu như thế nào về nhạc tính trong thơ?
16:43 30/03/2024

Bàn về nhạc tính trong thơ, thực chất là nói đến khả năng tạo nên những cấu trúc, tổ hợp âm thanh dựa trên đặc tính âm học của lời, của ngôn ngữ.

Rong chơi như niềm vui sống
14:30 30/03/2024

Cách đây chưa lâu, độc giả được cầm trên tay cuốn tản văn hấp dẫn "Tôi kể chuyện làng" (NXB Văn học, 2022) của nhà giáo, tiến sĩ Lê Hữu Tỉnh. Bất ngờ là chưa đầy một năm sau, khi "Tôi kể chuyện làng" dường như vẫn còn thơm mùi giấy mực, thì "Rong chơi miền vui thú" tiếp tục ra đời.

Cuốn sách thứ 95 của nhà văn Hà Minh Đức
15:17 23/03/2024

Ở tuổi 90, anh Hà Minh Đức đã là tác giả của 95 đầu sách. Chất lượng nhiều khi cũng cần được biểu hiện bằng số lượng. Như tuổi tác cũng cần để thể hiện sự sống có ích. Anh là cây đại thụ chẽ hai cành hoa trái sum suê. Một người thầy, một nhà văn, một nhà nghiên cứu, một nhà sáng tác.

Sông Đa Độ núi Đối - những dư âm lịch sử
14:56 23/03/2024

Sông Đa Độ hợp cùng núi Đối không chỉ tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa mà còn mang lại những lợi ích kinh tế thiết thực cho kinh đô Dương Kinh xưa mà nay là huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng.

Duyên phố bến sông
14:59 22/03/2024

Hàng Cót là con phố ẩn chứa nhiều điều thú vị bất ngờ. Đoạn đầu phố từ Phan Đình Phùng về ngã tư Phùng Hưng, Hàng Lược, Gầm Cầu luôn rộn ràng xe cộ. Khúc đường này còn có cầu đường sắt đi ngang qua phía trên thỉnh thoảng lại hú còi inh ỏi.

Lạc trôi dưới bóng sơn tra...
11:55 22/03/2024

Chênh vênh ở độ cao 2.500m so với mực nước biển, bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, Sơn La có lẽ là bản làng cao nhất trên dải đất hình chữ S. Tháng 3, khi hoa mận, hoa đào trôi về cuối vụ thì rừng hoa sơn tra bung nở. Bản Mông hoang sơ và thưa thớt ấy bỗng trở nên nhộn nhịp.

Từ những ngả nào thơ đến
14:33 21/03/2024

Cách nay cũng lâu lâu, nhà thơ, nhà phê bình Nguyễn Đức Tùng (sinh sống tại Canada) đã xuất bản một cuốn sách khá thú vị về thơ: "Thơ đến từ đâu". "Thơ đến từ đâu?", về bản chất, là một câu hỏi truy nguyên, và nó khiến tôi, trên cùng một ý hướng, phải hỏi cách khác đi: "Từ những ngả nào, thơ đến?".

Bút đang cầm, thơ đang xuống câu
14:25 21/03/2024

Ở tuổi quá bát thập mấy nấc, nhà thơ Vũ Quần Phương công bố “Ngỗng trời kêu xa xứ”, như để gửi gắm một thông điệp rất lạ, rất đáng để giải mã trong thơ. Ngay từ “Ngỗng trời” - một bài thơ gợi ý cho việc đặt tên tập thơ - đã xuất hiện hai câu thơ như là sự mở đầu đáng lưu ý:

Bi hùng Trưng Nữ vương!
15:54 20/03/2024

Nhà thơ Ngân Giang (1916-2002) tên thật là Đỗ Thị Quế, sinh ra trong một gia đình Nho học làm thơ từ sớm, nổi tiếng với “Giọt lệ xuân”(bút danh Hạnh Liên, 1932); “Tiếng vọng sông Ngân” (1944); “Thơ Ngân Giang” (3 tập 1989, 1991, 1994)… Nhưng thể hiện rõ nhất phong cách Đường luật với giọng điệu bi hùng của thi nhân là ở “Trưng Nữ vương”.

Những ẩn ức và khát vọng tình yêu trong “Nắng dậy thì''
15:42 20/03/2024

Đọc và suy ngẫm mảng thơ tình yêu của Nguyễn Ngọc Hạnh giữa tiết trời Sài Gòn se lạnh, tôi có cảm giác như vừa được thưởng thức một ly cà phê nóng hổi pha trộn nhiều hương vị, chát, đắng, dịu ngọt và thơm nồng quyến rũ.

Yêu mình, xin chớ cực đoan
05:26 15/03/2024

Yêu bản thân là bản tính cố hữu của con người, là điều tốt đẹp, chính đáng, ai cũng nên có. Không yêu mình thì khó có thể yêu được đồng loại để dẫn tới việc khi cần thì xả thân vì nghĩa lớn như những anh hùng dân tộc, những bậc hào kiệt, vĩ nhân? Có yêu mình thì mới có lòng tự trọng cần thiết trong ứng xử hàng ngày khiến người khác tôn trọng, vị nể. Nhưng yêu mình một cách quá đáng, không tỉnh táo sẽ dẫn tới cực đoan, có khi lố bịch, làm trò cười cho thiên hạ.