Lý do Mỹ không bán chiến cơ F-22 Raptor cho nước ngoài
F-22 Raptor thường được lăng xê là chiến cơ có khả năng chiếm ưu thế trên không tốt nhất thế giới. Là loại máy bay tàng hình thế hệ thứ 5, F-22 được trang bị một số công nghệ đáng kinh ngạc trong nền tảng siêu thanh cơ động cao.
Mặc dù là chiến cơ tốt nhất trong hàng ngũ của các chiến cơ, song Lầu Năm Góc vẫn quyết định chỉ mua 186 F-22 trong số 750 máy bay dự kiến. Xa hơn, Quốc hội đã đóng cửa với bất kỳ người mua tiềm năng nào, cũng như cấm hãng Lockheed Martin (nhà sản xuất F-22 Raptor) bán nó ra nước ngoài. Tại sao Mỹ không bán chiến cơ cho nhiều khách hàng ngoại quốc khi nhu cầu mua nó rất cao?
Hỏa lực đáng gờm
Trình làng từ năm 2005, chiến cơ F-22 Raptor được dự định sẽ thay thế cho chiếc F-15 Eagle từng là chiến cơ phản lực chiếm ưu thế trên không của Mỹ dự định sẽ hoạt động kéo dài đến thập niên 2040. Là một chiến cơ đa năng và chiếm ưu thế trên không, F-22 là chiến cơ phản lực tàng hình thế hệ thứ 5 kết hợp của nhiều công nghệ hiện đại như tàng hình, kết hợp với cảm biến để sản sinh nhận thức tình huống thật tuyệt vời, và bộ khung máy bay mang tính cơ động cao, có thể siêu trọng, hoặc bay với tốc độ siêu thanh mà không cần dùng chất đốt sau. Điều làm nên sự kỳ diệu của chiến cơ F-22 khi tiến hành không chiến là những khả năng lực đẩy vector của nó.
Hai động cơ của máy bay có thiết kế dạng vòi phun khá đặc biệt và có thể bay theo phương thẳng đứng nhằm tạo vector cho lực đẩy của máy bay lên tới 70.000 cân Anh theo một hướng ngay cả khi máy bay đang bay về hướng khác, cơ chế này cho phép F-22 thực hiện một số khả năng nhào lộn ấn tượng, cũng như tận dụng được góc tấn công cực cao trong một thử nghiệm hình ảnh thực tế (không chiến). F-22 tỏ ra khá linh hoạt khi được trang bị vũ khí. Đối với hoạt động tuần tra trên không, F-22 Raptor có thể chở theo 2 tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder và 6 tên lửa dẫn đường bằng radar AIM-120 AMRAAM. Còn đối với nhiệm vụ yểm trợ trên không và tấn công chính xác, F-22 có thể chở theo 2 quả bom tấn công trực diện phối hợp GBU-32 JDAM nặng 1.000 cân Anh/ quả, hoặc 8 quả bom đường kính nhỏ (SDB) nặng 250 cân Anh/ quả, thêm vào đó là một cặp tên lửa AIM-9 và AIM-120.
Trong tất cả các lần nạp đạn, súng phòng không M61A2 20 mm của chiến cơ F-22 Raptor có tổng cộng 480 viên đạn tạo ra hỏa lực đáng sợ trong không chiến. Quan trọng không kém, F-22 có thể mang theo tất cả các loại đạn dược được để trong 3 khoang vũ khí, đồng nghĩa máy bay không hy sinh bất kỳ nỗ lực tàng hình nào để chở bằng ấy thứ.
F-22 được đưa vào hoạt động ngay tại thời điểm khi quân đội Mỹ đang trong tuyến đầu chống lại cuộc chiến không có hồi kết với những phần tử khủng bố ở Afghanistan và Iraq. Nhưng trong cuộc chiến chống khủng bố này, ưu thế trên không và năng lực tàng hình của F-22 đã không có chỗ dụng võ khi phải đối phó với một loại kẻ thù mặc thường phục, đó là còn chưa nói đến các loại chiến cơ phản lực dã chiến, những hệ thống tên lửa đất đối không và radar tiên tiến. Xét từ các khía cạnh này, F-22 Raptor có lẽ là một trong những “chiến cơ xui xẻo nhất mọi thời đại” do bởi khi nó ra đời mà… không có kẻ thù để chiến đấu.
Trong 186 chiếc F-22 Raptor được chuyển giao cho không quân thì chỉ có 130 chiếc trong số đó đã từng hoạt động. Năm 2011, chiếc F-22 Raptor đã rời khỏi dây chuyền sản xuất, và lập tức hãng Lockheed Martin đã cắt luôn dây chuyền này để nhường chỗ cho chiến cơ F-35.
Không bán cho bất kỳ ai
Thời gian qua, Israel, Nhật Bản và Australia cũng thường xuyên lập lại câu hỏi với Lầu Năm Góc rằng bao giờ thì họ có thể mua được chiến cơ F-22 Raptor, nhưng lần nào cũng đều thất vọng. Năm 1998, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu cho một sửa đổi trong đó có nêu rõ rằng sẽ cấm bán F-22 Raptor cho nước ngoài. Không như phần lớn kho máy bay quân sự Mỹ, F-22 được thiết kế không nhằm mục đích xuất khẩu. Do đó nó được đóng gói với công nghệ đã được phân loại và được sản xuất thông qua những phương pháp sản xuất tân tiến mà Mỹ sẽ giữ kín bí mật. Đến hôm nay, Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ hàng không tàng hình.
Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn có ý định bán F-22 ra nước ngoài. Theo trang web War Zone (cơ quan đang quản lý bản sao dự án linh hoạt xuất khẩu F-22 của Không lực Mỹ thông qua đạo Luật tự do thông tin - FOIA), thì Lầu Năm Góc đã từng tưởng tượng việc xuất khẩu chiến cơ hiện đại nhất của mình tại thời điểm đó. Một số văn phòng Không quân đã tiến hành các nghiên cứu với những biến số khác nhau về chương trình xuất khẩu trông nó sẽ như thế nào. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây là Quốc hội Mỹ sẽ không bao giờ cấp tiền cho một phiên bản chiến cơ F-22 xuất khẩu. Và vì thế, người ngoài liền để mắt tới một dự án khác xem ra còn ngốn bạo tiền hơn: F-35.