Asia 65 - Một sản phẩm trơ trẽn của đám phản động lưu vong
DVD ca nhạc này được sản xuất từ buổi thu hình chương trình ca nhạc tại rạp hát trong sòng bài Hard Rock Casino ở Las Vegas (Hoa Kỳ) vào tháng 2/2010. Tuy chỉ mới được phát hành ngày 23/4/2010 nhân dịp ngày "quốc hận" theo cách nói của những kẻ lưu vong phản quốc, nhưng đã bị đưa lậu vào nước ta và có mặt tại thị trường băng đĩa lậu, phá hoại an ninh văn hóa, tư tưởng.
Chiêu bài nhân danh tự do để hằn học bới móc tàn tích quá khứ, gợi lại vết thương cuộc chiến đã đi qua 35 năm, bóp méo sự thật nhằm làm giảm uy tín của Việt
Vậy mà, những lời quảng cáo, tiếp thị trên trang web của trung tâm này là chương trình ca nhạc "55 năm nhìn lại" nhằm “giúp tuổi trẻ đi tìm sự thật quá khứ, tuổi già bùi ngùi nhớ lại những ngày tháng cũ, để nhìn lại và hãnh diện; lưu giữ và truyền cho đời sau những sáng tác âm nhạc và nghệ thuật không bao giờ nhạt phai trong lòng dân tộc; lồng trong những tài liệu lịch sử giá trị, xứng đáng để chia sẻ và gìn giữ cho các thế hệ tiếp nối?”.
Những lời ca ủy mị, lỗi thời
Với 23 tiết mục, xuất hiện nhiều nhất, xuyên suốt trong DVD ca nhạc này là những bài hát nhạc vàng ủy mị và đậm chất sến như: “Chuyến đò vĩ tuyến”; “Đêm đô thị”; “Tàu đêm năm cũ”; “Đêm buồn tỉnh lẻ”; “Tình anh lính chiến”; “Những đồi hoa sim”; “Một mai giã từ vũ khí”; “Mưa nửa đêm”; “Nửa đêm ngoài phố”. Những ca từ não nuột: "Đêm nay trăng sáng quá anh ơi, sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu. Lênh đênh trên sóng nước mông mênh. Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng".
Rồi hàng loạt ca sĩ gào rống, kêu than về những chuyến vượt biển, cuộc sống lưu vong khi rời bỏ quê hương qua các bài hát” “Sài Gòn ơi, vĩnh biệt”; “Người di tản buồn”; “Lời Kinh êm”; “Một chút quà cho quê hương” với những lời ca bi ai: "Thuyền trôi xa... về đâu ai biết? Thuyền có về... ghé bến tự do? Trời cao xanh... hay trời oan nghiệt. Trời có buồn... hay trời vẫn làm ngơ? hoặc: "Con gởi về cho cha một manh áo trắng. Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây. Gởi về Việt
Ngoài dàn ca sĩ hải ngoại, tham gia chương trình ca nhạc sặc mùi "tâm lý chiến" còn hàng loạt ca sĩ đã được đào tạo ở trong nước nhưng liên tiếp xuất hiện trong các chương trình ca nhạc phản động của Trung tâm Asia như Ngọc Huyền, Y Phụng, Nguyễn Hồng Nhung. Chỉ vì tiền, họ thản nhiên tham gia đội quân hát thuê, gào rống ca từ phản bội đất mẹ.
Mới xuất cảnh sang Mỹ từ đầu năm 2010, ca sĩ Giang Tử lần đầu tiên tham gia chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia đã lớn tiếng chê bai thời còn hát ở trong nước bằng câu chuyện kể khổ chỉ được mời hát cho bầu sô tư nhân, khi nhạc trẻ thịnh hành, hết thời phải đi hát đám cưới, đám nhậu. Sau màn nịnh nọt khán giả hải ngoại anh ta mặc đồ lính cộng hòa tiếp tục thể hiện chất giọng rên rỉ, não nuột qua bài hát “Giọt buồn không tên” của Lê Minh Bằng.
Những thước phim vu cáo và mưu đồ bôi nhọ trắng trợn
Không chỉ gieo rắc tư tưởng phản động qua lời ca, mưu đồ thâm độc chống phá quê hương còn thể hiện ngay trong phóng sự và lời dẫn chương trình của MC. Những clip phóng sự ngắn được chiếu xen kẽ đầy rẫy luận điệu xuyên tạc qua lời bình tức tối, hằn học, ca ngợi "thời hoàng kim" của VNCH kèm theo hình ảnh người dân xuống tàu di cư vào Nam, cảnh ly tán ngày Sài Gòn thất thủ, đấu tố cải cách ruộng đất ở miền Bắc, các trận chiến của lính VNCH, cảnh hàng triệu người Việt bỏ nước vượt biên...
Lố bịch hơn, những lời bình ca tụng không biết ngượng về thành tựu của chế độ cũ VNCH như "xã hội ổn định", "kinh tế phát triển", tạo dựng hiến pháp, đắp xây dân chủ, dân chúng được hưởng thái bình, thịnh trị và yên ổn làm ăn, sinh sống; dân chúng cảm thấy an lòng dưới sự bảo vệ của quân lực VNCH(?!).
Trắng trợn hơn cả là những lời bình vu cáo, bôi nhọ vô cùng hiểm độc minh họa cho các hình ảnh trong các clip như "trong thời đệ nhất và đệ nhị cộng hòa là lúc nền văn học khởi sắc hơn bao giờ hết vì các văn nghệ sĩ được tự do sáng tác... hay "nếu phải mất tất cả để đổi lấy một cuộc đời đáng sống hay phải chết để đổi lấy hai chữ tự do thì đó chính là lý do để hàng triệu người Việt dời bỏ nước ra đi để lánh nạn.
Nhân loại đã rung động trước sự quyết tâm của những người Việt yêu tự do"; thậm chí còn bịa đặt những lời bình đen tối "cho đến nay nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tìm mọi cách xóa dấu vết thuyền nhân ở các trại tị nạn Đông Nam Á, nhưng người tị nạn vẫn tiếp tục dựng lên tượng đài thuyền nhân ở khắp nơi để đánh dấu biến cố đau thương này".
Bộ ba MC Nam Lộc, Việt Dũng và Dương Nguyệt Ánh chọc cười khán giả một cách rẻ tiền, trơ tráo và dẫn chuyện rất phản động, kích động hận thù, không ngớt lời vinh danh chế độ VNCH; ca tụng lính VNCH đã chiến đấu anh dũng và hy sinh âm thầm vì lý tưởng tự do, vì quốc gia, dân tộc đồng thời nói xấu, chê bai, khinh miệt chế độ trong nước sau năm 1975.
MC Việt Dũng trình báo vu cáo, khẳng định rằng chỉ trong 20 năm, quốc gia VNCH đã sánh vai cùng với các quốc gia hùng cường nhất trên thế giới. Riêng lĩnh vực văn hóa trong 20 năm đã để lại cho thế hệ sau một di sản khổng lồ những tác phẩm văn chương, ca nhạc mà gần 70 năm dưới chế độ Cộng sản không thể nào sánh bằng (?!).
Dương Nguyệt Ánh, người đàn bà "chế tác bom gây tội ác" xúc xiểm rằng, dù nền dân chủ của VNCH đã không có đủ thời gian để trưởng thành như những nền tự do dân chủ Âu, Mỹ, nhưng người dân miền Nam đã có những quyền tự do căn bản và đời sống phồn thịnh, sung túc; trong khi đó người dân miền Bắc phải sống lầm than, nghèo đói khi trắng trợn dẫn chuyện nhằm kích động hận thù "VNCH là một quốc gia hữu hòa, chúng ta chỉ muốn được yên để theo đuổi tự do dân chủ, người dân miền Nam Việt Nam chỉ muốn được yên để làm ăn sinh sống. Nhưng Cộng sản Bắc Việt đã không để cho chúng ta yên".
Nực cười hơn, khi Sài Gòn thất thủ, chế độ ngụy quân, ngụy quyền sụp đổ, nhưng lời bình trong clip và của MC vẫn khẳng định: "Quân dân người Việt miền Nam hiểu rõ hòa bình sau khi ký Hiệp định Paris chỉ là một nền hòa bình ngụy tạo, tạm bợ, giả tạo nhưng đành phải chấp nhận như một định mệnh an bài và đổ lỗi một cách ráo hoảnh rằng đến bây giờ thế giới vẫn không biết nhiều vì cộng sản Việt Nam và khối thiên tả Tây phương vẫn tiếp tục bôi nhọ và bịa đặt về quân lực VNCH cũng như cuộc chiến ở Việt Nam.
Nhưng những lời cổ động đó phỏng có ích gì khi rất nhiều người nước ngoài và Việt kiều khi tận mục sở thị đều phải ngỡ ngàng trước những đổi thay ở trong nước và thực tế người dân trong nước đang hưởng bầu không khí tự do, yên bình và đời sống ngày một khấm khá, sung túc hơn.
35 năm sau chiến tranh, những vết thương quá khứ đang được hàn gắn, đất nước bình yên và ngày càng phát triển, thay da đổi thịt hàng ngày. Nhiều bà con Việt kiều đã trở về cố hương, chung tay xây dựng Tổ quốc giàu mạnh. Vậy mà, vẫn có những kẻ ở hải ngoại nuôi ảo vọng quá khứ, ôm mơ ước quang phục đất nước, thay đổi tương lai bằng những chương trình biểu diễn nghệ thuật để kiếm tiền và reo giắc lòng hận thù, tiêm nhiễm những luồng tư tưởng độc hại, phản động tới bà con sinh sống ở hải ngoại và trong nước.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có biện pháp tịch thu và tiêu hủy ngay bộ đĩa nhạc độc hại này, không để phát tán ảnh hưởng xấu tới đời sống văn hóa lành mạnh