Mỹ thuật thời Nguyễn lên sàn diễn lễ hội áo dài di sản
- Áo dài Việt đang đối diện những thách thức cách tân?
- Lễ hội Áo dài 2019: Nâng niu lan tỏa giá trị truyền thống
- Di tích cố đô Huế: Miễn phí tham quan với nữ du khách mặc áo dài trong dịp 8-3
- Mãn nhãn với những tà áo dài kiêu sa
Với 30 thiết kế áo dài, bộ sưu tập là câu chuyện về một thời vàng son được nhà thiết kế kể một cách sinh động, bắt mắt trên dáng áo dài Việt Nam với dòng vải lụa quý thượng phẩm của làng nghề Việt Nam.
Các thiết kế sử dụng lụa thượng phẩm của làng nghề truyền thống Việt Nam |
Một trong những di sản nổi bật của Huế là mỹ thuật triều Nguyễn. Trong bộ sưu tập của Viết Bảo, vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc trang trí trên kiến trúc Hoàng thành Huế có dấu ấn rõ nét, được vận dụng để điểm xuyến trên tà áo dài.
Hoa văn trang trí được lấy ý tưởng từ các tác phẩm điêu khắc thời Nguyễn |
Hoa văn trang trí từ các linh vật cho đến các kiểu thức hoa lá có sẵn trong thiên nhiên hay các biểu tượng trừu tượng như mây, mưa... được NTK và các nghệ nhân chắt lọc, cách điệu thành hoa văn trang trí cho các thiết kế.
Kết hợp truyền thống và hiện đại trong từng mẫu thiết kế |
Vải may áo dài là những tấm lụa tơ tằm tự nhiên thượng hạng của Bảo Lộc. Lâm Đồng, được người dệt chăm chút cẩn thận từng chi tiết nhỏ. Để chuyển tải vẻ đẹp của tà áo dài Việt, bên cạnh kỹ thuật thêu truyền thống, NTK chú trọng khai thác công nghệ in trên tơ tằm tiên tiến.
Ngoài kỹ thuật thêu truyền thống, áo dài còn sử dụng công nghệ in trên lụa tơ tằm |
Viết Bảo bày tỏ: “Qua bộ sưu tập lần này, tôi muốn tôn vinh chất liệu lụa truyền thống của làng nghề Việt Nam, góp phần xóa bỏ những chất liệu không nguồn gốc, vải giả tơ lụa đang trà trộn trên thị trường, đánh lừa người tiêu dùng”.
Một số mẫu thiết kế khác được chọn giới thiệu tại lễ hội áo dài |
Các hoa văn trên áo đã được NTK và nghệ nhân cách điệu tạo vẻ đẹp hiện đại hơn |
NTK trẻ kỳ vọng những tà áo dài độc đáo trên lụa thượng hạng sẽ giúp người tiêu dùng phân biệt lụa thật lụa giả, đẩy lùi các sản phẩm giả lụa trên thị trường |