Vấn đề của bóng đá Việt Nam: 'Thiên đường' Nhật Bản?
Mọi chuyện rõ như ban ngày, các quan chức VFF nhiệm kỳ VII đã xác định xây dựng nền bóng đá theo chiến lược Nhật hoá, và vì thế từ mảng chuyên môn đến mảng tài trợ quảng cáo, đâu đâu người ta cũng thấy những thương hiệu Nhật và những yếu nhân Nhật. Vậy thì thiên đường Nhật Bản có phải là một cứu cánh thực sự của bóng đá Việt Nam?
Từ kinh tế đến chuyên môn
Trước thềm V.League 2015, khi ngân hàng Eximbank đánh tiếng rút lui, lập tức các quan chức VFF, VPF khẳng định "sẽ tìm được một nhà tài trợ xứng đáng thay thế", thậm chí còn bảo: "Số tiền tài trợ sẽ không ít hơn gói 30 tỷ đồng/mùa giải mà Eximbank từng bỏ ra". Nhiều người nghi ngờ những tuyên bố này, bởi thời buổi kinh tế suy thoái, nhiều ngân hàng phá sản, nhiều doanh nghiệp khốn đốn mà lại tìm được một nhà tài trợ nặng đô thì đúng là... chuyện lạ.
Ấy vậy mà cuối cùng chuyện lạ trở thành chuyện thật, và đối tượng có khả năng thật hoá cái lạ ấy chính là một hãng sản xuất ôtô có tiếng của Nhật Bản. Nói một cách hình ảnh thì kể từ đây, V.League sống nhờ nguồn sữa Nhật. Nhưng đâu chỉ V.League, ngay cả các ĐTQG của chúng ta cũng đang nhận những khoản tiền tài trợ lớn của các thương hiệu Nhật, và vì thế không khó thấy trong các buổi tập của ĐT, các cầu thủ luôn mặc những chiếc áo in rõ những thương hiệu này.
Nhìn ở góc độ con người, ngay sau thất bại của ĐT Việt Nam tại AFF Suzuki Cup 2012, khiến thầy nội Phan Thanh Hùng bị buộc phải nộp đơn từ chức thì Phó chủ tịch VFF khi ấy là ông Lê Hùng Dũng (giờ đã trở thành chủ tịch VFF) đã lập tức nêu ý tưởng mời một HLV người Nhật sang thế chỗ ông Hùng.
HLV trưởng ĐT nam quốc gia Toshiya Miura có một sự khởi đầu ấn tượng. Ảnh: H.M. |
Lập luận của ông Dũng khi ấyHLV trưởng ĐT nam quốc gia Toshiya Miura có một sự khởi đầu ấn tượng. Ảnh: H.M rất mạch lạc: 1/ Người Nhật có một nền văn hoá khá tương đồng với văn hoá Việt Nam, nên thầy Nhật phù hợp với bóng đá Việt Nam. 2/ Hãy nhìn sang ĐTQG Lào, chẳng phải họ cũng đang thành công đặc biệt với một ông thầy Nhật đó sao? Hai năm sau ngày đưa ra đề xuất đầu tiên về việc Nhật hoá ghế thuyền trưởng ĐTQG, rốt cuộc ông Dũng cũng đã mời được thầy Nhật Miura sang cầm quyền.
Và mới đây nhất, ông Dũng lại tiếp tục mời thầy Nhật Norimatsu sang dẫn dắt ĐT nữ Việt Nam. Ông Miura và ông Norimatsu giống nhau ở chỗ: trước khi chính thức nhận nhiệm vụ ở Việt Nam, cả hai đều không có một "hồ sơ đẹp", và không có nhiều kinh nghiệm trong mảng việc mà mình chuẩn bị đảm trách.
Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đã từng giải thích về việc này: "Trước đây, VFF thường chọn HLV dựa trên hồ sơ, và thực tế cho thấy có nhiều HLV sở hữu hồ sơ đẹp nhưng lại làm việc không hiệu quả. Thế nên lần này, trước khi chọn HLV trưởng cho ĐT nam và nữ quốc gia, chúng tôi đã trực tiếp sang Nhật thẩm định triết lý và năng lực làm việc của các ông thầy. Và chúng tôi chỉ chọn người mà theo mình là phù hợp với những đòi hỏi của bóng đá Việt Nam".
Quá trình làm việc ban đầu của HLV Miura ở ĐTQG và ĐT Olympic đang cho ra những đáp số khá ấn tượng, mà bằng chứng rõ nhất là từ những ngày đầu tiên huấn luyện các tuyển thủ trong âm thầm lặng lẽ (nếu không muốn nói là không được giới mộ điệu quan tâm) đến lúc này ông Miura đã trở thành tâm điểm của dư luận, và hình ảnh ông bị cả ngàn CĐV quây kín sau một trận giao hữu mới đây của ĐT Olympic trên sân Hàng Đẫy đã nói lên tất cả. Từ những thành công ban đầu của Miura, VFF cũng đang hy vọng tân HLV trưởng ĐT nữ Việt Nam Norimatsu cũng có được sự thành công như thế.
Không dừng lại ở đây, VFF đang có kế hoạch mời thêm một chuyên gia Nhật sang làm giám đốc kĩ thuật (GĐKT) để trông nom các ĐTQG và hoạch định đường hướng phát triển cho mình. Cũng không loại trừ khả năng cùng với sự xuất hiện của vị GĐKT này sẽ là một chuyên gia đào tạo trẻ cũng đến từ Nhật Bản để ngồi vào ghế trưởng phòng đào tạo trẻ VFF. Tóm lại, nhìn từ cả góc độ kinh tế lẫn góc độ chuyên môn, bóng đá Việt Nam đã và sẽ tiếp tục dựa vào người Nhật và rập khuôn "mô hình Nhật".
Ba rào cản lớn
Lần đầu tiên trong lịch sử 7 nhiệm kỳ VFF mới xuất hiện một chiến lược phát triển cụ thể, rõ ràng, có tính định hướng cao như thế. Và chỉ riêng việc này thôi đã cho thấy sự chuyển mình đột biến của tổ chức này. Nhưng cũng phải lường trước những rào cản (theo chúng tôi là những rào cản tất yếu, không thể nào tránh khỏi) mà chiến lược mới của VFF có thể đối mặt.
Thứ nhất, xét ở góc độ triết ly,á mọi sự rập khuôn đều không tránh khỏi những sai số. Trước đây, chính bóng đá Nhật Bản cũng từng rập khuôn mô hình phát triển của bóng đá Brazil với suy nghĩ rằng với thể hình thể lực hạn chế, cầu thủ Nhật Bản chỉ có thể chơi bóng kĩ thuật kiểu Brazil, chứ không thể chơi bóng thể lực kiểu châu Âu. Từ đó họ đã mời những chuyên gia, những HLV danh tiếng người Brazil sang Nhật để quyết tâm Brazil hoá nền bóng đá nước mình.
Tân HLV trưởng ĐT nữ Norimatsu hy vọng sẽ giúp các cô gái Việt Nam vượt ngưỡng. Ảnh: H.M |
Không dừng lại ở đây, VFF đang có kế hoạch mời thêm một chuyên gia Nhật sang làm giám đốc kĩ thuật (GĐKT) để trông nom các ĐTQG và hoạch định đường hướng phát triển cho mình. Cũng không loại trừ khả năng cùng với sự xuất hiện của vị GĐKT này sẽ là một chuyên gia đào tạo trẻ cũng đến từ Nhật Bản để ngồi vào ghế trưởng phòng đào tạo trẻ VFF. Tóm lại, nhìn từ cả góc độ kinh tế lẫn góc độ chuyên môn, bóng đá Việt Nam đã và sẽ tiếp tục dựa vào người Nhật và rập khuôn "mô hình Nhật".
Ba rào cản lớn
Lần đầu tiên trong lịch sử 7 nhiệm kỳ VFF mới xuất hiện một chiến lược phát triển cụ thể, rõ ràng, có tính định hướng cao như thế. Và chỉ riêng việc này thôi đã cho thấy sự chuyển mình đột biến của tổ chức này. Nhưng cũng phải lường trước những rào cản (theo chúng tôi là những rào cản tất yếu, không thể nào tránh khỏi) mà chiến lược mới của VFF có thể đối mặt.
Thứ nhất, xét ở góc độ triết ly,á mọi sự rập khuôn đều không tránh khỏi những sai số. Trước đây, chính bóng đá Nhật Bản cũng từng rập khuôn mô hình phát triển của bóng đá Brazil với suy nghĩ rằng với thể hình thể lực hạn chế, cầu thủ Nhật Bản chỉ có thể chơi bóng kĩ thuật kiểu Brazil, chứ không thể chơi bóng thể lực kiểu châu Âu. Từ đó họ đã mời những chuyên gia, những HLV danh tiếng người Brazil sang Nhật để quyết tâm Brazil hoá nền bóng đá nước mình.
Nhưng sau này thì người Nhật nhận ra đấy là một sự rập khuôn máy móc, và điều ấy lý giải vì sao trong khoảng 5 năm trở lại đây các CLB và cả ĐTQG Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng nhiều hơn các ông thầy châu Âu. Bài học rút ra: người ta chỉ nên sao chép có chọn lọc và cải tiến những mô hình được cho là phù hợp với mình chứ tuyệt đối không thể rập khuôn máy móc bất luận mô hình nào cả.
Thứ hai, xét ở góc độ thực tế, bóng đá Việt Nam nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung khác xa Nhật Bản. Cái khác này đã từng được chính HLV trưởng ĐTQG Toshiya Miura đề cập khi so sánh thói quen làm việc chậm trễ, uống bia trong giờ nghỉ trưa của các nhân viên VFF với thói quen làm việc nghiêm túc, cật lực của các công nhân viên chức nước mình.
Ông Miura cũng đã nhìn ra những cái khác căn bản nữa như việc "nhiều sân bóng Việt Nam không đủ tiêu chuẩn tổ chức thi đấu" đến việc "các cầu thủ Việt Nam không đủ thể lực để có thể chơi bóng và tranh chấp sòng phẳng với các cầu thủ châu Á". Chính từ những khác biệt mang tính căn cơ, nền tảng này mà sự rập khuôn cái mô hình của một xã hội bóng đá phát triển vào một xã hội bóng đá đang phát triển (nếu không muốn nói là kém phát triển) có thể sẽ đem tới những hậu quả ngoài ý muốn.
Thứ ba, về mặt lý thuyết VFF là một tổ chức độc lập, chỉ chịu sự tác động ngành dọc của AFF, AFC, FIFA, nhưng trên thực tế tổ chức này không thể trái quyền "cấp trên" là Tổng cục TDTT. Ví dụ rõ nhất là khi mời HLV Miura sang cầm quân, VFF nói rõ là không đặt bất cứ áp lực thành tích nào lên HLV này, mà hướng đến một sự phát triển dài hơi. Nhưng mới đây thì Tổng cục TDTT lại bày tỏ quan điểm ĐT U.23 Việt Nam do Miura dẫn dắt phải cố gắng lọt vào chung kết SEA Games 28, và thế là cái kế hoạch ban đầu của VFF với HLV trưởng người Nhật bị buộc phải thay đổi. Đấy là những sự thay đổi dễ thấy nhất, còn có cả những sự thay đổi không dễ thấy, cũng không dễ nói trên mặt báo.
Chỉ ra ba "rào cản" trong chiến lược "Nhật hoá" nền bóng đá của VFF trên đây không phải để phản bác chiến lược này, mà để nhấn mạnh đến khả năng lèo lái chiến lược của các quan chức VFF.
Phải lèo lái thế nào để cái chiến lược mang tính đột biến (so với 6 nhiệm kỳ trước đây) không phải là một sự sao chép máy móc và thô vụng, cũng phải lèo lái thế nào để cái chiến lược ấy vừa được đảm bảo tiến độ thực tế vừa không gặp phải độ vênh với "cấp trên" của mình - chỉ có những con người thực sự tầm vóc và tinh tế mới có thể cùng lúc thực hiện được những yêu cầu nhạy cảm này!
Những ước mơ thầy Nhật Vài năm trước, khi sang Việt Nam làm cố vấn đặc biệt cho chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng, cố chuyên gia bóng đá Nhật Bản Tanabe từng bày tỏ ước mơ: "Biết đâu 10 năm nữa, ĐT Việt Nam có thể đá ngang ngửa và giành chiến thắng trước ĐT Nhật Bản quê tôi?". Còn mới đây, khi ĐT U.23 Việt Nam lọt vào một bảng đấu có ĐT U.23 Nhật Bản (vòng loại giải U.23 châu Á diễn ra vào giữa tháng này tại Malaysia) thì HLV trưởng ĐT U.23 Toshiya Miura lại ước mơ: "Ước gì U.23 Việt Nam thắng được U.23 Nhật Bản", rồi ông Miura còn vui vẻ lường trước: "Nếu điều này diễn ra, có khi tôi không dám về quê cũng chưa biết chừng" (?) Ước mơ là thế, nhưng trong các buổi tập thực sự của ĐT U.23 Việt Nam vừa qua, ông Miura không ngừng chỉ ra sự yếu kém của cầu thủ Việt Nam so với cầu thủ Nhật Bản. Khi các thủ môn phát bóng chậm, ông bảo: "Các anh phát bóng như thế thì không thể nào triển khai lối chơi trước các cầu thủ Nhật giỏi tranh chấp". Khi các cầu thủ tỏ ra đuối thể lực, ông lại bảo: "Thể lực như thế, làm sao mà đá với Nhật Bản thành công". Trong quá khứ, U.23 Việt Nam đã từng đánh bại cả ĐTQG Hàn Quốc, nên trong một ngày không xa nào đó, ở một trận đấu cụ thể nào đó, chúng ta bất ngờ đánh bại Nhật Bản cũng là điều có thể xảy ra (bóng đá mà). Nhưng rõ ràng là ngay cả khi điều ấy có thực thì đẳng cấp thực sự giữa hai nền bóng đá vẫn là mênh mông. Và chúng ta mời những người Nhật sang đây là để dần dần giải quyết bài toán về đẳng cấp, chứ không chỉ để giải quyết những trận thắng - thua cụ thể rồi thôi. |