Sự phẫn nộ của giới tính thứ ba
Ôm một cái là thành đàn ông!
"Những pha gây cười lỗi thời vô duyên! Những giọt nước mắt tràn ra một cách vô lý nên trở thành vô hồn! Vô nghĩa! Một lỗ hổng to tổ bố về kiến thức khoa học và giáo dục giới tính! Một dàn diễn viên với phong cách diễn xuất tự nhiên chủ nghĩa, bản năng và thô thiển! Những thước phim không hề có tiếng nói nào của hình ảnh - vốn là đặc thù của nghệ thuật thứ bảy.
Đó là tất cả những gì đã có trong một chuỗi những chập hài ghép lại thành một bộ phim truyện nhựa được làm ra từ những người không tử tế!" - một nghệ sỹ sân khấu nổi tiếng viết như vậy trên Facebook ngay trong suất chiếu đầu tiên của "Nàng men chàng bóng". Tuy anh không nói ra, nhưng ai cũng biết, anh phẫn nộ trước sự nhảm nhí của bộ phim này.
A.T., một thành viên trên Facebook đùng đùng nổi giận: Ngay từ cái tên phim đã thể hiện sự vô học và vô văn hóa. Thật là một thứ tởm lợm và có khả năng làm thuốc buồn nôn nồng độ cao. "Nàng men chàng bóng" đã chính thức trở thành "thảm họa điện ảnh Việt 2012" khi mà mới có công chiếu ngày đầu mà gần 5-6 người (đang trong rạp) nhắn tin cho tôi với cùng một nội dung: "Phim dở kinh khủng khiếp. Chuẩn bị xô chậu để ói đây"!
Nội dung bộ phim y như tát thẳng vào mặt những nhà vận động quyền cho cộng đồng đồng tính và lưỡng tính vậy đó! Từ trước tới giờ sống 24 năm, chưa từng thấy một người gay nào sau khi bị một cô gái "hấp diêm" lại quay ra biến thành trai thẳng (đàn ông dị tính - PV) hết. Làm ơn đi, nhắc lại một lần cuối: Gay không phải là bệnh, tổ chức Y tế thế giới - WHO - đã nói từ cách đây hơn 20 năm rồi! Chả biết cái lũ làm phim này não có nếp nhăn hay không nữa!?
Phim "Cảm hứng hoàn hảo" bị cho là ngớ ngẩn khi làm về đề tài đồng tính. |
Chưa hết, dồn dập những bài báo, trên các diễn đàn của người đồng tính xỉa xói bộ phim, cho rằng những người làm phim vừa chế giễu người đồng tính một cách thô tục vừa ngớ ngẩn khi cho rằng đồng tính là bệnh và chỉ cần có một cô gái yêu thực lòng thì một chàng gay sẽ có thể yêu phụ nữ…
"Nàng men chàng bóng" là phim Việt duy nhất phát hành trúng dịp 2-9 (thậm chí vượt mặt cả bộ phim nhập ngoại của tài tử Bi Rain "Đội tiêm kích” để được giành quyền chiếu trong dịp lễ này). Nhưng hiếm có bộ phim nào, dù chỉ mới chiếu chiêu đãi cho báo chí, mà đã bị thẳng thừng phê phán là thảm họa như bộ phim này. "Nàng men chàng bóng" kể một câu chuyện khá hoang đường. Út Chót, cô gái mạnh mẽ và cá tính như con trai, nổi tiếng vì tới 100 lần ra tay nghĩa hiệp cứu người, giỏi võ lại thông minh, ai cũng quý mến. Còn cậu bạn từ thời nhỏ xíu, Ẽo Ợt lại yếu đuối và chỉ thích nhảy dây, chơi banh đũa và mặc váy như con gái.
Một ngày, Ẽo Ợt bị ba mẹ ép làm đám cưới với Út Hường, vì môn đăng hộ đối. Ẽo Ợt cầu cứu Út Chót vì nghĩ rằng chàng trai bán thức ăn gia súc ở ấp bên yêu mình. Ẽo Ợt được Út Chót giải cứu, rồi giả gái để tán chàng bán gia súc và cuối cùng bị phát hiện, "nàng" liền tìm đường tự tử. Và Út Chót lại xuất hiện, giải cứu. Trong cuộc giải cứu, bất ngờ họ ôm chầm lấy nhau và… bất ngờ Ẽo Ợt có cảm giác yêu con gái. Ẽo Ợt thấy mình có cảm xúc với Út Chót, nhưng ba mẹ vẫn kiên quyết bắt cưới Út Hường. Và một cuộc giải cứu nữa tiếp tục diễn ra và cuối cùng là Ẽo Ợt hết bị đồng tính, yêu và mong được cưới Út Chót…
Ngoài những chi tiết hài nhảm nhí và có phần dung tục, thì những chi tiết phi lý và kém hiểu biết về người đồng tính đã gây ra làn sóng phản ứng không giấu giếm. Blogger Mèo Mun tuyên bố: Nếu ai đi xem phim "Nàng men chàng bóng" và khoe trên Facebook, mình sẽ remove liền, vì rất khinh những người làm một bộ phim ngớ ngẩn như vậy. Quả là đạo diễn Võ Tấn Bình đã không lường trước được sự phản ứng này.
Bởi từ lâu, chuyện người đồng tính đã dần trở nên bình thường trong mắt công chúng và đến cả Quốc hội cũng đã mang vấn đề hôn nhân đồng tính ra để bàn thảo trong chương trình nghị sự, thì việc coi gay là một căn bệnh có thể chữa cho thấy sự non yếu về kiến thức xã hội. Có lẽ đây là vấn đề tưởng như không quan trọng lại trở thành chuyện gây phẫn nộ.
Người đồng tính có đáng bị chế nhạo?
Dường như, cũng chỉ vài năm trở lại đây, người ta mới dần chấp nhận những cảnh quay về người đồng tính trên phim ảnh. Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng, khi làm phim "Những cô gái chân dài", chỉ dám thấp thoáng một vài cảnh quay hai chàng trai có vẻ như thích nhau.
Phải mất 10 năm sau, anh mới đủ dũng cảm và nhà sản xuất mới đủ liều lĩnh để bỏ một khoản tiền vài tỷ đồng cho Đãng làm một phim trực diện về những người đồng tính ở dưới đáy xã hội. Một đề tài được khai thác thấu triệt và khá bi thương. Và cho đến nay, đây được coi là bộ phim đồng tính đầu tiên tại Việt Nam được đề cập một cách nghiêm túc, và những người thuộc giới tính thứ ba không bị các đạo diễn đem ra đùa cợt một cách đầy chủ ý.
Thử nhìn lại những bộ phim Việt
Diễn viên Anh Vũ và Minh Nhí đã thể hiện những nhân vật đồng tính một cách "over" tuyệt đối theo phong cách sân khấu và người ta đã mặc định rằng người đồng tính sẽ như vậy. Mới đây, vào năm 2011, nghĩa là hơn 10 năm sau "Gái nhảy", đạo diễn của phim "Vũ điệu đường cong" vẫn tiếp tục xây dựng nhân vật một anh chàng gay bóng nhễ nhại, õng ẹo và tìm cách cua trai rất tục tĩu.
Hình ảnh người đồng tính thấp thoáng đâu đó trong phim ảnh thường là những người son phấn ăn mặc như con gái và thích những trò chanh chua. Không phủ nhận, trong giới đồng tính nam, có những người thích giả gái (như những nhân vật trong "Thegioithu3's next top angel"), nhưng đó chỉ là một bộ phận nổi của một tảng băng chìm đồng tính.
Câu chuyện về những người đồng tính với nhân dáng cũng như tính cách giống đàn ông bình thường tưởng như đã được "phổ cập" tối đa trên sách báo trong suốt 10 năm qua dường như không có tác dụng lắm với các nhà làm phim. Một là họ có khoái cảm làm về những nhân vật đồng tính biến thái. Hai là họ không có thời gian đọc sách báo! Cả hai luận điệu trên cũng đều đáng trách như nhau.
Quay trở lại chuyện "Nàng men chàng bóng", cách đây một năm, bộ phim "Cảm hứng hoàn hảo" cũng đã bị dư luận ném đá vì cách làm phim có phần ngô ngọng và cách "chữa bệnh gay" một cách khá… biến thái của đạo diễn là cho cậu em đồng tính bị hai bà chị gái ruột quyến rũ bằng những hình ảnh nóng bỏng sexy.
Và cuối cùng, ngớ ngẩn nhất là anh chàng gay đó đã "khỏi bệnh", cưới vợ sinh con bắt đầu từ "bài thuốc sexy" của hai bà chị gái. Những người thuộc thế giới thứ ba gọi đây là một bộ phim biến thái, vì không có một người đồng tính nào kém hiểu biết và ngớ ngẩn như vậy. Bởi đồng tính không có chuyện bị lây, chỉ có những kẻ lợi dụng cái mác đồng tính để làm chuyện bậy bạ. Và đồng tính thì không có thuốc chữa, bởi đó là giới tính trời sinh!
Bùi Anh Tấn, nhà văn, Trưởng đại diện NXB CAND tại TPHCM
"Nàng men chàng bóng" là một ví dụ cụ thể về sự thô thiển. Câu khách ngay từ cái tên phim, nội dung với nhiều màn tấu hài thô thiển, ngớ ngẩn và rõ ràng là họ không hiểu gì về đồng tính. Từ một anh chàng bóng lộ ẽo ợt (Ngô Kiến Huy) mà chỉ sau một cái ôm của cô nàng Út Chót (Đinh Ngọc Diệp) mà (như nhà sản xuất giải thích) "đánh thức bản năng giới tính cho nhau…", trong khi cả bộ phim đạo diễn miêu tả chàng "bóng" này là một người đồng tính đúng nghĩa. Tôi rất muốn hỏi tác giả kịch bản lẫn đạo diễn họ có hiểu gì về đồng tính không? Hay chỉ đơn giản đây là chiêu trò câu khách kiếm tiền, liệu có quá chăng vì tiền mà họ đã và đang cố tình xúc phạm đến người đồng tính? Hoàng Liên Sơn, nhà báo, Thông tấn xã Việt Nam
Ý đồ khai thác yếu tố dị thường của người đồng tính để làm chiêu câu khách rẻ tiền cho những bộ phim là rất rõ. Dạo gần đây tôi ngần ngại khi đi xem phim Việt Cao Hải Hà, nhà thơ
Tôi đã xem các bộ phim về đề tài đồng tính nam của ta và thấy rằng gần như tất cả các bộ phim chỉ dừng lại ở mức gây cười - một kiểu gây cười rẻ tiền, ngay cả với "Trai nhảy" của đạo diễn Lê Hoàng - bộ phim được cho là có cái nhìn khá sâu về người đồng tính. Điều đó chứng minh rằng điện ảnh Việt vừa thiếu chất xám vừa thiếu ý thức làm nghề bởi cái sự gây cười ấy đồng nghĩa với việc xúc phạm, báng bổ vào nhân cách, số phận của những người đồng tính và cũng là đồng bào của họ, vốn vẫn còn bị kỳ thị. Điều đó là không nhân văn. Tất nhiên, điện ảnh không có nghĩa vụ phải ca ngợi người đồng tính. Nhưng với những bộ phim đã và đang được trình chiếu tại Việt Nam cho thấy những người làm phim Việt Nam hiện nay như những kẻ ăn bám, một kiểu động vật ký sinh trên cơ thể của người đồng tính để thu lợi nhuận. Bạn nghĩ thử xem, những kẻ ăn bám hầu hết là bất tài và cái sự bất tài ấy không thể không nhắc đến sự "góp công" của những nhà quản lý điện ảnh. Sẽ chẳng bao giờ tôi bỏ tiền để vào rạp để xem cái thể loại phim như hãm hiếp chửa đẻ hay bóng men gì đó mà người ta đang quảng cáo. Tôi không thừa tiền để đóng góp cho các nhà làm phim ngu xuẩn, vô tâm và bất tài. Lê Minh Hiếu, biên tập viên chương trình "The Voice - Giọng hát Việt" - Công ty Cát Tiên Sa
Những nhân vật đồng tính trong phim Việt bị xây dựng quá cường điệu, khiến xã hội nhìn những người đồng tính ít thiện cảm hơn. Những bộ phim đó khiến người đồng tính bị một phần công chúng đem ra bóp méo và giễu cợt để tìm vui hơn là cảm thông. Cindy Thái Tài, ca sỹ, chuyên gia trang điểm
Tôi có cảm giác rất ít phim về đề tài này được làm một cách nghiêm túc, vô tình xúc phạm người đồng tính. Nếu ở Mỹ, người ta có quyền lên án vì vi phạm nhân quyền, nhưng ở Việt |