Mafia trong chuyển nhượng cầu thủ: Những cái bẫy chết chóc
Tháng 8 là tháng cao điểm của thị trường chuyển nhượng bóng đá châu Âu. Các CLB không chỉ bận bịu bởi những thương vụ mua bán sao cho hiệu quả, họ còn phải đương đầu với hàng loạt "cái bẫy". Mafia có thể khống chế một trận đấu, một cầu thủ, một trọng tài thì chúng cũng có thể đứng phía sau những bản hợp đồng hàng triệu euro.
1. Xung quanh trái bóng là những mảng màu tối được tạo ra bởi những tổ chức tội phạm. Ngay cả chuyện chuyển nhượng, hoạt động kinh tế được đảm bảo bởi ngân hàng hay những tài khoản hợp pháp, cũng có thể trở thành những cái bẫy chết người. Những tổ chức tội phạm này núp bóng dưới nhiều hình thức.
Từ những người đại diện cầu thủ, những kẻ được coi là "ăn chặn" trên thân xác cầu thủ, kiếm tiền như rác, đến các hình thức sở hữu họ. Trong số các nền bóng đá lớn, hầu hết đều không chấp nhận đàm phán với cầu thủ có sở hữu của bên thứ 3, tức là của một tổ chức, công ty (gọi là Third-Party Ownership, viết tắt là TPO). Nhưng đó chỉ là lý thuyết, còn thực tế có rất nhiều hợp đồng vẫn có sự xuất hiện của TPO.
Ví dụ tại Italia, nền kinh tế gặp khá nhiều khó khăn trong giai đoạn vài năm trở lại đây, cũng đã giấu giếm những bản hợp đồng phạm pháp, hoặc đã được điều chỉnh lại trên giấy tờ để trở thành hợp lệ. Theo tổ chức phòng chống mafia ở Palermo, Sicily, có rất nhiều ngân hàng đang đứng trước tình cảnh khốn khó đã được sử dụng để tạo ra những khoản tiền nằm trong các bản hợp đồng mua bán. Họ công bố rằng, đã có khoảng 65 tỷ euro đã được các ngân hàng thanh khoản mỗi năm, trong đó có số lượng lớn được ném vào các hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ. Các công tố viên điều tra và phát hiện rằng, nhiều điều khoản chi tiết của thỏa thuận mua bán, cho vay tại các CLB Italia còn mập mờ.
Pietro Grasso, điều tra viên cao cấp và hiện là Chủ tịch Thượng viện Italia đã phân tích những nghi ngờ của mình vào năm 2011: "Trong thời điểm khủng hoảng, không có tiền chi phí, các hoạt động thanh khoản từ ngân hàng bị đình trệ, việc một số lượng tiền lớn vẫn được đổ vào chuyển nhượng bóng đá là điều rất đáng chú ý. Chắc chắn vẫn có một khoản tiền lớn được chào đến một số người mà những khoản tiền này được thanh khoản mà không cần tính lãi".
Đây chính là vấn đề quan trọng nhất. Nếu như tiền được đổ vào bóng đá, nó sẽ không nhằm mục đích lợi ích tài chính, bởi các CLB gần như không tạo ra lợi nhuận tích lũy. Lý do để giải thích chỉ có thể liên quan đến tội phạm rửa tiền. Grasso cũng bày tỏ mối nghi ngờ rằng, có một tỷ lệ lớn số tiền được thanh khoản vào bóng đá là những khoản tiền bất hợp pháp, hay nói cách khác, hoạt động chuyển nhượng chính là nơi tội phạm rửa tiền hoạt động mạnh nhất, với những số tiền khổng lồ không thể khống chế và thẩm định rõ ràng.
Và thực tế là bóng đá Italia có lẽ cũng đang đi tìm kiếm nguồn tài trợ cho riêng mình, sang các thị trường ngân hàng cho vay. Và khi đó, ngoài chuyện rửa tiền, việc xuất hiện bên sở hữu thứ ba là điều đương nhiên. Và để hợp thức hóa những hợp đồng kiểu này, TPO đã bị bưng bít, và những "khoản tiền ma" chảy dưới gầm bàn ngày càng nhiều. Và minh chứng rõ ràng nhất, thật trớ trêu là vụ Chủ tịch Barca, ông Rosell, phải từ chức và đối diện tòa án trong thương vụ mua Neymar.
James Rodriguez. |
2. Ảnh hưởng của TPO lên bóng đá lúc này có thể chưa nhìn thấy, nhưng nó có thể sẽ là quả bom có sức công phá kinh hoàng. Ngoài bóng ma rửa tiền, sự khống chế của những cá nhân, tổ chức phi bóng đá, sự phụ thuộc tài chính, và có thể gây ra hiệu ứng phá sản liên hoàn, TPO còn tạo ra giá trị ảo của cầu thủ, gây ra quả bong bóng trên thị trường chuyển nhượng. Những giá trị này đẩy giá cầu thủ lên rất cao, khiến bóng đá đắt đỏ. Và khi đó, ngoài giá trị mà các tổ chức cá nhân của bên thứ 3 (hoặc những nhóm mafia) thu lại lợi nhuận, chính khán giả là những người phải trả tiền để xem thứ bóng đá đắt đỏ ấy.
Những hợp đồng chuyển nhượng có bên thứ 3 đứng phía sau cũng là một yếu tố thuận lợi để "tiếp tay" cho các CLB có tiền và có tham vọng thực hiện những bản hợp đồng bom tấn với những cái giá cao không thể tưởng tượng nổi. Ví dụ CLB Paris Saint Germain.
Ngay trong mùa giải đầu tiên có sự đầu tư từ Tập đoàn tài chính Qatar Sports Investments, họ đã bỏ ra trên 150 triệu euro để tăng cường lực lượng. Và sau 3 năm, số tiền họ bỏ ra đã lên đến trên 500 triệu euro. Có một điều đáng chú ý, hầu hết các bản hợp đồng đắt giá mà họ thực hiện đều đến từ Italia, tại giải Serie A, nơi mafia hoạt động mạnh, và các cầu thủ đến từ Nam Mỹ.
Áo đấu của Suarez tại Barca. |
Lucas Moura, một cầu thủ giỏi, còn trẻ của
Những thương vụ đình đám, bất ngờ xảy ra như vậy đang "phá giá" thị trường chuyển nhượng, và nó làm lũng đoạn bóng đá. Trước đây, những thương vụ như vậy không thường xuyên xảy ra, hoặc nếu có thì rất hạn chế. Nhưng trong vòng 5 năm trở lại đây, những thương vụ kỉ lục liên tục xuất hiện. Trong số 50 vụ chuyển nhượng đắt giá nhất thế giới, có tới 29 vụ diễn ra sau năm 2010. Đó cũng chính là quãng thời gian sở hữu bên thứ ba và hoạt động thanh khoản ngân hàng lên đến đỉnh điểm.
3. Một cầu thủ được nằm dưới sự quản lí và sở hữu của bên thứ ba đã xuất hiện và gây ra những xung đột, thậm chí là những scandal từ đầu những năm 2000, chứ không phải đợi đến cột mốc là thương vụ đình đám Tevez và Mascherano chuyển đến West Ham từ Corinthians năm 2006. Những nhóm tội phạm tại Nam Mỹ đã biến bóng đá trở thành mảnh đất kiếm lời, tận dụng sự khó khăn tài chính của các đội bóng ở đây.
Chúng biến bóng đá và các CLB thành một tổ hợp nhà máy xuất khẩu cầu thủ, và đó là một phần nguyên nhân giải thích tại sao bóng đá Brazil nói riêng và bóng đá Nam Mỹ nói chung lại rơi vào khủng hoảng lớn đến thế trong hơn 1 thập kỉ qua. Họ có rất nhiều tài năng, nhiều ngôi sao nhưng lại không có được một giải VĐQG chất lượng, thiếu hụt nhân tài trong nước và không tạo ra được một ĐTQG hùng mạnh. Bởi lẽ, những ngôi sao trẻ đều được xuất khẩu theo công nghệ dây chuyền, ở đó CLB chính là các "xưởng sản xuất".
Khi đó, những cầu thủ, các CLB đã bị mua lại và nằm dưới quyền khống chế của tổ chức nào đó, núp bóng một công ty. Ví dụ như năm 2005, một ông trùm ma túy đã theo dõi và điều khiển kế hoạch bán cầu thủ John Viafara từ Once Caldas sang CLB Portsmouth của Anh. Sau khi thương vụ hoàn thành, một lời đe dọa tính mạnh đã được gửi tới Chủ tịch của Once Caldas là ông Jose Manuel Lopez.
Ở đây, Once Caldas sở hữu một phần trên hồ sơ pháp lí việc sở hữu Viafara, còn thực tế giá trị đó phải thuộc về ông trùm này khi hắn đã mua đứt cầu thủ. Tổ chức này đưa lí do rằng, ông Jose Manuel Lopez đã khai khống số tiền chuyển nhượng, khi Portsmouth đã đồng ý mua Viafara với giá 1,5 triệu euro (tương đương khoảng 900.000 bảng), nhưng thông tin lại được phía CLB Anh tuyên bố họ trả tới 1,5 triệu bảng. Jose Manuel Lopez phải sống dưới sự giám sát an ninh 24/24h.
Để giải thích rõ ràng và tránh cho phía Once Caldas có thêm rắc rối, đích thân Chủ tịch
Những yếu tố thứ 3 trong chuyển nhượng bóng đá tạo ra rất nhiều hiểm họa. Nhưng thực tế nó vẫn tồn tại và được chấp nhận trên cơ sở… hợp pháp từ các mánh khóe kinh doanh.
Cầu thủ Nam Mỹ lũng đoạn châu Âu Từ năm 1950, trung bình cứ gần 3 năm mới có một bản hợp đồng kỉ lục, nhưng chỉ trong vòng 6 năm qua đã có tới 36 kỉ lục chuyển nhượng cầu thủ bóng đá được thiết lập trên toàn thế giới. Trong số đó, số lượng cầu thủ Nam Mỹ chiếm số lượng lớn với 19 bản hợp đồng. Nếu tính cả Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, nơi TPO phát triển vũ bão và lũng đoạn thị trường, thì có tất cả 27 hợp đồng. Trong số 50 hợp đồng đắt giá nhất thế giới, tổng số tiền cầu thủ Nam Mỹ cao gần gấp rưỡi so với các cầu thủ châu Âu. Trong 1 năm qua đã chứng kiến rất nhiều thương vụ gây sốc từ các cầu thủ Nam Mỹ. Từ vụ Neymar đến vụ Suarez chuyển từ |