“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND

“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0

Chúng tôi từ Hà Nội lên Mộc Châu vào đúng dịp gió mùa Đông Bắc nên cảm nhận rất rõ cái lạnh của ngày đầu đông. Dương lịch mới cuối tháng 10 nhưng các triền đồi đã có lác đác những bông hoa mận, hoa đào nở sớm. Trên đường lên điểm trường 1, trường Mầm non Tà Số, xã Chiềng Hắc chúng tôi gặp Bí thư Chi bộ bản Tà Số – Mùa A Di tại nhà văn hoá cộng đồng. Anh Di cho biết, bản có hơn 200 hộ, với 1400 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Mông. Cuộc sống của bà con gắn với cây mận, cây ngô, cây lúa nương, chăn nuôi gia súc. Đời sống dần được cải thiện khi có đường ô tô về bản, có điện thắp sáng nhưng do điều kiện địa hình, nhận thức còn hạn chế nên một số hộ vẫn chưa coi trọng việc cho trẻ đến trường, nhất là với lứa tuổi Mầm non.

Từng tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Tây Bắc, nên bản thân anh thấy cần phải cho con biết giữ vệ sinh, biết tự phục vụ ngay từ lúc bé. Có con trai 3 tuổi Mùa Minh Phong đang học tại điểm trường Tà Số 1, nơi đang thực hiện Dự án “Nuôi em Mộc Châu”, anh thấy việc con được ăn bữa trưa ở trường rất có ý nghĩa.

“Bình thường, khi con đi học, nhà có gì ăn sẽ gói cho con mang đi, vì thế đến trưa, đồ ăn nguội ngắt. Nay thì yên tâm rồi, trưa con được ăn cơm nóng, lại có thịt, trứng, cá, rau.... Anh em trong nhà, bà con trong bản bảo nhau cho con đi học. Các đảng viên trong Chi bộ cũng phổ biến đến Trưởng bản, đến bà con... Nhờ có Dự án, nên nhiều cháu đủ 24 tháng tuổi được bố mẹ đồng ý cho đi lớp...”, anh Di chia sẻ.

Trường Mầm non Tà Số có 7 điểm trường, với tổng số 450 học sinh. Các điểm trường nằm rải rác tại các bản, nơi xa nhất đến trung tâm xã cả chục km. Điểm trường Tà Số 2 hiện đang học nhờ tại Nhà văn hoá của bản. Điểm trường Tà Số 1 thì được xây dựng khá kiên cố, nằm ngay đằng sau nhà văn hoá cộng đồng. Hai điểm trường hiện có 182 học sinh, các cháu có độ tuổi nhà trẻ (dưới 36 tháng) và mẫu giáo.

Từ năm học 2021 – 2022, Dự án “Nuôi em Mộc Châu” triển khai tại đây. Nối tiếp năm học cũ, năm học mới này, Dự án tiếp tục được cha mẹ nuôi đồng hành.

“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
Cô giáo cùng các phụ huynh chung tay chuẩn bị bữa cơm cho trẻ.
 

Khi chúng tôi đến điểm trường Mầm non Tà Số 1, chị Vừ Thị Công và Hạng Thị Khua đang nấu cơm. Các chị chia sẻ, để hỗ trợ các cô giáo, phụ huynh phân công nhau đến trường nấu cơm cho các con. Cứ theo lịch “trực nhật”, phụ huynh có mặt tại trường nhận thực phẩm để chế biến bữa trưa. Bữa trưa hôm nay, có thịt băm, trứng, rau bắp cải, su su, khoai tây, xương lợn... Hai chị, người làm rau, người băm thịt..., tất bật nấu nướng. “Mỗi hôm “trực nhật” mất một ngày đi nương, nhưng có đồ ăn của nhà tài trợ, chúng tôi góp chút công sức đi nấu ăn cho các con”, chị Công chia sẻ.

11h, từng âu cơm, thịt, trứng, canh... được bên lên từng lớp. Các bé tự giác cùng nhau khiêng bàn đặt trong phòng, cô giáo múc cơm và thức ăn vào từng bát... Trong khi chờ “hiệu lệnh”, các bé khoanh tay ngồi ngăn ngắn, khi có đủ cơm trên bàn, cô giáo mời các con ăn, các con mời khách, mời cô, mời các bạn và cùng ăn cơm. Nhìn những đứa trẻ ăn ngoan, chúng tôi thấy thật ấm lòng.

Cô Văn Thị Hạnh chia sẻ, hai năm nay, nhờ có Dự án mà các bé được ăn cơm nóng, canh nóng. Còn trước kia, các bé đến trường khi kèm gói cơm, nắm mèm mén, thức ăn khi có, khi không. Đến bữa, các con lấy cơm ra ăn, nguội ngắt và thiếu dinh dưỡng.

“6.800 đ/bữa trưa đã làm thay đổi chất lượng dạy và học, các bé được ăn cơm nóng, canh nóng, thịt/cá/trứng, còn cô giáo bám bản thì vận động được các bé đến trường, duy trì sĩ số lớp”, cô Hồ Thị Cường, Hiệu trưởng cho biết.

“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
Tác giả bài viết trò chuyện cùng cô Hiệu trưởng  Hồ Thị Cường và Trung úy Dương Hải Anh.
“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
Khi cùng chúng tôi đến các điểm trường Mầm non Tà Số, Trung uý Dương Hải Anh cho biết, Dự án “Nuôi em Mộc Châu” chính thức khởi động ngày 16/1/2021, lúc đó anh đang làm Bí thư Đoàn Công an huyện Mộc Châu, sinh hoạt Đảng tại Chi bộ Đội CSGT – TT. Thời điểm đó, Công an huyện thực hiện chiến dịch 4 không liên quan đến ma tuý (không thử, không sử dụng, không kiếm tiền bằng việc buôn ma tuý, không làm ngơ trước những biểu hiện của ma tuý). Khi tham gia chiến dịch, đồng chí CSGT trẻ đã đến với các bản thuộc xã biên giới Lóng Sập. Tại đây, anh tận mắt chứng kiến bữa cơm trưa của các bé Mầm non mà nhói lòng. Hình ảnh những đứa cháu bé lẫm chẫm, có bé còn nói chưa thạo tiếng Mông ăn bữa trưa là cơm hoặc mèn mén chan nước lọc cứ ám ảnh anh.
“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0

Khi viết Dự án, anh chỉ dám đặt mục tiêu bảo trợ cho 54 cháu, tại điểm trường Mầm non Phiêng Cài, xã Lóng Sập. Với 6.800 đ/bữa trưa, 150.000 đ/tháng, 1.450.000 đ/năm (100.000 đ cơ sở vật chất), đủ để duy trì bữa trưa cho một bé Mầm non trong 1 năm học. Dự án lập ra, được các cấp lãnh đạo, chỉ huy Công an huyện Mộc Châu ủng hộ, nhưng thực hiện và duy trì như thế nào? Anh và các tình nguyện viên có tuổi trẻ, có tâm huyết nhưng chỉ vậy thôi chưa đủ. Cần hơn cả là phương pháp thực hiện và chính trong lúc khó khăn, thời gian rèn rũa trong trường Công an, tại đơn vị công tác và ý thức trách nhiệm của người Đảng viên đã thôi thúc anh không bỏ cuộc.

Đồng hành với Dự án lúc ban đầu là những người gần gũi nhất với Hải Anh, đó là các đồng chí, đồng đội, bạn bè, người thân. Lúc này, dù chỉ thực hiện với quy mô nhỏ, nhưng quy trình thực hiện lại rất bài bản. Đó là việc thu thập thông tin trẻ tại địa bàn (theo bản, xã), cập nhật thông tin cá nhân của trẻ (ảnh chân dung trẻ, độ tuổi, chiều cao, cân nặng, số điện thoại của bố/mẹ, cô giáo), đặt mã định danh cho từng trẻ.... Để có thông tin đầy đủ, chính xác, các chiến sỹ trẻ phối hợp với các cô giáo bám bản, Ban Giám hiệu, Phòng Giáo dục...

Đặc biệt, trước khi triển khai Dự án tại bất cứ điểm trường nào đều phải thông qua Phòng Giáo dục và cấp uỷ Đảng, chính quyền sở tại. Tâm sự với tôi, Hải Anh cho rằng, khi Dự án ở quy mô nhỏ rất vất vả, bởi đó là bước đi đầu tiên nên còn “dò đường”. Nhưng cũng nhờ những bước “dò đường” cẩn thận mà khi Dự án phát triển lớn hơn đã có sẵn quy trình nên công tác quản trị cũng dễ dàng.

“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0

Chia sẻ cùng tâm sự của Hải Anh, cô giáo Hồ Thị Cường, Hiệu trưởng trường Mầm non Tà Số thừa nhận, đúng là thời điểm trước khi triển khai Dự án, cô và Hải Anh đã có lúc phải trao đổi điện thoại giữa đêm. Bởi, để có thông tin đầy đủ của gần 200 học sinh, không chỉ các cô giáo bám bản làm công tác “điều tra cơ bản” từng học sinh rồi gửi về Ban Giám hiệu, mà các cô trong Ban Giám hiệu còn phải rà lại, đối chiếu để có hồ sơ chuẩn. Khi đưa đến Ban quản trị Dự án, thông tin các bé phải đầy đủ để up lên trang web mocchau.nuoiem.com; lên Fanpage Nuôi em Mộc Châu để giới thiệu với các bố mẹ nuôi. Khi cần, bố mẹ nuôi có thể kết nối với cô giáo chủ nhiệm, với phụ huynh để biết con nuôi của mình đang được dậy dỗ, chăm sóc, nuôi cơm trưa như thế này.

Tính tương tác cao, minh bạch và hiệu quả nên Dự án được lan toả và nhận được sự ủng hộ của nhiều Mạnh Thường Quân. Người ít thì nhận một con nuôi, người nhiều thì nhận cả chục bé làm con nuôi. Thế nên, từ con số khiêm tốn đặt ra lúc đầu là 54 bé, theo thời gian tăng lên con số hàng trăm, hàng nghìn và hiện tại là có gần 4.000 bé được nhận nuôi. Đáng mừng hơn là hiện nay, Dự án không chỉ thực hiện ở huyện Mộc Châu mà còn được nhân rộng ra các địa bàn khó khăn như Vân Hồ, Bắc Yên... Thế là, từ 3 điểm trường với hơn 50 học sinh, ý tưởng nuôi cơm trưa cho các bé Mầm non của đồng chí Đảng viên trẻ Dương Hải Anh đã được đón nhận và lan toả.

“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
Truyền thông … “0 đồng”, chính là cách mà Dương Hải Anh và các tình nguyện viên đã truyền thông cho “Nuôi em Mộc Châu”. “0 đồng” nhưng chiến lược truyền thông này đã huy động chất xám, tâm huyết của những người trẻ, hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Nó bài bản đến mức, những người làm truyền thông chuyên nghiệp cũng phải thốt lên ngạc nhiên. Những tấm ảnh ảnh sinh động, những đoạn video chất lượng, các postcard cô đọng thông tin, các bài báo, phóng sự truyền hình … tràn ngập không gian mạng, cho thấy “Nuôi em Mộc Châu” đã sử dụng truyền thông đa phương tiện để truyền thông cho mình.
“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
https://www.facebook.com/nuoiemmocchau

Vào Google, chỉ trong 0,36s, cho 4.900.000 kết quả cụm từ “Nuôi em Mộc Châu”. Còn khi vào Facebook, chỉ vài thao tác ra ngay Fanpage Nuôi em Mộc Châu. Nhấn chuột vào trang mocchau.nuoiem.com, thông tin cô đọng của “Nuôi em Mộc Châu” hiển hiện. Mỗi em sẽ có 1 mã với đầy đủ thông tin cá nhân; mỗi em được nhận nuôi bởi một bố/mẹ nuôi và một bố/mẹ nuôi có thể nhận nuôi một hoặc nhiều em. Ngoài thông tin cập nhật về Dự án, trên trang mocchau.nuoiem.com có các thông tin: Tài chính, truyền thông, phóng sự, khen thưởng… Đáng chú ý là ngay trên trang chủ, quy trình nuôi em được trình bày dạng đồ hoạ rất dễ hiểu. Nếu bố/mẹ nuôi cần tìm kiếm con nuôi thì chỉ một cái nhập chuột, lý lịch trích ngang của bé đang nằm trong “ngân hàng” cần nhận nuôi sẽ hiện ra. Và khi cần tra cứu về tài chính của Dự án, cũng chỉ cần một cái nhấp chuột, mọi thứ đều minh bạch.

Nói về tính “0 đồng” trong cách làm truyền thông cho Dự án, Trung úy Dương Hải Anh biết, đây là dự án thiện nguyện nên không có chi phí cho truyền thông. Lợi thế của những người tình nguyện trẻ chính là nắm bắt xu thế và các anh đã bắt nhịp ngay công nghệ 4.0. Ngoài ra, còn do “hữu xạ tự nhiên hương” nên có nhiều Mạnh Thường Quân tìm đến. Họ không chỉ nhận nuôi con, mà còn hỗ trợ tích cực để thông tin về “Nuôi em Mộc Châu” lan rộng hơn. Ngay như để có số tài khoản 1661 (16 là ngày thành lập Dự án) để sử dụng huy động các dự án bổ trợ, Ban chủ nhiệm có buổi thuyết trình 30 phút với Ban quản trị App Thiện nguyện – MB Bank để xin. Hay mới đây, Hoa hậu Hòa bình thế giới 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên đã tình nguyện đến với “Nuôi em Mộc Châu”. Cô Hoa hậu thân thiện này từng đến Nam Phi để ủng hộ Dự án thiện nguyện hỗ trợ trẻ em, người dân nghèo ở Nam Phi của Quang Linh Vlog, sự có mặt của cô tại Mộc Châu đã góp phần lan tỏa câu chuyện về bữa trưa ấm nóng dành cho trẻ em vùng rẻo cao Tây Bắc …

“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
https://mocchau.nuoiem.com/
Truyền thông “0 đồng” nhưng hiệu quả nhiều đồng, đó là tổng số tiền hơn 6,4 tỷ đồng đã huy động được để nuôi cơm trưa cho gần 4.000 em nhỏ; là hơn 3,1 tỷ đồng để xóa 9 điểm trường nhà tranh vách gỗ, xây dựng 3 ngôi Nhà hạnh phúc… Và đặc biệt, từ việc nuôi cơm trưa cho trẻ, “Nuôi em Mộc Châu” đã phát triển ra các dự án bổ trợ như: Dự án lọc nước bình gốm Unicef (đã triển khai tại 41 điểm trường từ tháng 3/2021); Dự án Áo ấm đồng phục (tặng hơn 3.000 áo ấm); Dự án rừng nuôi em (mỗi em được nhận nuôi cơm, bố mẹ sẽ tặng 2 cây ăn quả/cây lấy gỗ để trồng tại điểm trường)...
7-1666871397234.jpg
“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
Hoàn toàn do ngẫu nhiên, “Nuôi em Mộc Châu” khởi động vào ngày 16/1/2021, đó là thời điểm dịch COVID – 19 đang bùng phát. Đây cũng là thời điểm, những lùm xum xung quanh hoạt động từ thiện của một số nghệ sỹ đang khiến dư luận dậy sóng. Thế nhưng, nhờ “bí quyết” 8+ minh bạch tài chính mà Dự án đã được nhiều người hảo tâm tin tưởng, gửi gắm tài chính để những cháu bé mình nhận nuôi có bữa trưa ấm lòng. 8+ minh bạch tài chính gồm: Xác nhận bằng văn bản qua tin nhắn (khi nhận được một khoản Nuôi em (có kèm mã NE + tên anh chị nuôi), Dự án sẽ gửi phản hồi sau 24-48h thông qua tin nhắn, kèm hướng dẫn các bước tiếp theo); công khai báo cáo tài chính; giấy tờ đề nghị thanh toán; chỉ 1 tài khoản duy nhất; Mỗi cháu 1 người nuôi; gọi điện bất kỳ lúc nào; được tổ chức thăm em thực tế; được tổ chức giám sát từ công an chính quy.
“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0

Trò chuyện với cô giáo Nguyễn Mai Ngọc, tôi vô tình test “gọi điện thoại bất kỳ lúc nào” của 1 trong 8 chỉ số minh bạch nêu trên. Thì ra, cô giáo cắm bản ngoài việc chăm sóc, dạy dỗ các em trên lớp, trước mỗi năm học cô còn điều tra cơ bản học sinh tới tuổi đến trường. Lúc đó, cô sẽ đến nhà vận động bố mẹ, ông bà cho trẻ đi lớp. Có những bé, cô phải đi lại 5-7 lần để thuyết phục. Khi làm hồ sơ trẻ cho Dự án “Nuôi em Mộc Châu”, phải đính kèm có số điện thoại của cô chủ nhiệm, phụ huynh, trưởng bản, hiệu trưởng và Phòng Giáo dục huyện. Khi nhận nuôi trẻ, bố/mẹ nuôi sẽ nhận được các số điện thoại này và có thể gọi bất cứ lúc nào để hỏi thăm con nuôi của mình.

Vừa trò chuyện với tôi, cô Ngọc vừa dỗ bé Mùa Thị Tuyết, 26 tháng tuổi. Bố mẹ bé đi làm ăn xa, bé ở nhà với ông bà. Lần đầu cô đến nhà gặp bà, bà không biết nói tiếng Kinh. Lần thứ hai đến nhà, cô gặp ông và thuyết phục ông cho bé đi lớp. Thế nhưng, ông bà trò chuyện bằng tiếng Mông với nhau rồi lắc đầu. Nhìn cháu bé tóc dính bết, chân tay đầy vết sủi, ngứa do viêm da cơ địa, trên đường về cô cứ băn khoăn mãi. Lần sau quay lại, cô cho ông bà xem hình ảnh các bé ở lớp được vui chơi, được ăn cơm có thịt, được cô buộc tóc, rửa chân tay… Những hình ảnh này đã thuyết phục được ông bà cho Tuyết đến lớp. Nhìn cô Ngọc tương tác với gần 20 bé lớp Nhà trẻ, chưa nói sõi và không hiểu tiếng Kinh, chúng tôi thấy vừa ngộ nghĩnh vừa thán phục. Bởi, chính cô giáo cắm bản là người hiểu gia cảnh của các con, cũng như hiệu quả của bữa trưa “níu chân trẻ đến trường” hơn ai hết.

“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
Cô giáo cắm bản là người hiểu gia cảnh của các con, cũng như hiệu quả của bữa trưa “níu chân trẻ đến trường” hơn ai hết.
“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0
 

Sương mù chưa tan, con đường từ nhà xuống điểm trường Mầm non Tà Số 1 ướt lép nhép, nhưng từ sáng sớm chị Vừ Thị Công đã qua nhà chị Hạng Thị Khua rủ đi làm “trực nhật”. Ngày 21/10 là phiên hai chị nấu cơm trưa cho 182 cháu học tại điểm trường Mầm non Tà Số 1 và Tà Số 2. Ngày đến trường của cháu Mùa An Khang, 3 tuổi hôm nay thật đặc biệt vì có mẹ Công “trực nhật” đi cùng. Đến nơi, cháu Khang cùng hai bạn con mẹ Khua vào lớp học. Còn mẹ chúng vào bếp chuẩn bị cơm trưa cho 182 trẻ.

Chẳng phải ngẫu nhiên, những người phụ nữ Mông nói tiếng Kinh chưa sõi này chung tay để các con có bữa trưa ấm nóng. Mà qua thời gian, khi “Nuôi em Mộc Châu” triển khai đã thuyết phục được họ, giúp họ có nhận thức tốt hơn trong việc cho con đến trường. Trung uý Dương Hải Anh cho rằng, công tác dân vận tốt nhất là thông qua hành động, việc làm cụ thể. Nhớ lại hành trình thực hiện “Nuôi em Mộc Châu”, Hải Anh tâm sự rằng: “Đúng là “một cây làm chẳng nên non”. Đồng hành cùng tôi luôn có các đồng chí chỉ huy Công an huyện Mộc Châu – Nơi tôi công tác khi khởi động Dự án; các đồng chí chỉ huy Phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị - Nơi tôi đang công tác bây giờ và đặc biệt là Ban Giám đốc Công an tỉnh Sơn La. Nếu không được các cấp Đảng, chính quyền cho chủ trương, ủng hộ thì bản thân tôi và đoàn viên, các tình nguyện viên không thể nào thực hiện được. Do chủ trì bởi Đoàn thanh niên Công an tỉnh và được giám sát bởi các cấp chỉ huy, mà Dự án được triển khai hiệu quả, minh bạch, tạo sự tin tưởng của các Mạnh Thường Quân”.

“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0

Trung uý Lê Anh Tuấn, Bí thư Đoàn Thanh niên, Công an huyện Mộc Châu cho biết, 92% đoàn viên trong đơn vị là đảng viên. Đây là điều kiện thuận lợi trong triển khai các mặt công tác, trong đó có công tác an sinh xã hội. Trong Nghị quyết của Đảng bộ Công an huyện có nội dung, giao đoàn viên, Hội phụ nữ thực hiện công tác an sinh xã hội, chú ý hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn. Khi thực hiện công tác nghiệp vụ “bám, nắm địa bàn”, các anh đã phát hiện ra các trường hợp khó khăn. Đây là cơ sở để triển khai Dự án “Nuôi em Mộc Châu” tại một số điểm trường. Ví dụ như triển khai Dự án tại điểm trường Mầm non bản Căng Ty, xã Chiềng Khừa, các anh đã phát hiện nhiều cháu có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có trường hợp cháu Pùa Thị Diệm, 4 tuổi. Bố mẹ đang chấp hành án vì tội buôn bán ma tuý, 3 anh em ở với bà. Hoàn cảnh của cháu quá đặc biệt nên ngoài được hỗ trợ ăn cơm trưa từ Dự án, 3 anh em cháu còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ khác.

Cũng theo Trung úy Lê Anh Tuấn, trong công tác phát triển Đảng, việc tích cực hưởng ứng và tham gia công tác an sinh xã hội là điểm cộng khi Đoàn thanh niên giới thiệu quần chúng ưu tú vào Đảng.

Không chỉ đoàn viên, đảng viên trẻ tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, mà lãnh đạo, chỉ huy Công an huyện Mộc Châu cũng không đứng ngoài hoạt động nhân văn này. Thượng tá Hoàng Vinh Hiển, Trưởng Công an huyện cho biết, hiện nay, đơn vị đang đỡ đầu cho 14 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mỗi đồng chí trong Ban chỉ huy Công an huyện, chỉ huy các Đội nghiệp vụ đang đỡ đầu cho 1 cháu, mỗi cháu 500.000 đ/tháng, thời hạn trong 3 năm. Được biết, Công an tỉnh Sơn La cũng đang triển khai chương trình “Nuôi em” với sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo Công an tỉnh. Cùng với “Nuôi em Mộc Châu”, các hoạt động an sinh xã hội khác mà Công an Sơn La thực hiện đang lan toả hình ảnh đẹp về người chiến sỹ CAND, gắn với phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Mới đây, tại Đại hội Đoàn thanh niên Bộ Công an, Dự án “Nuôi em Mộc Châu” do Đoàn thanh niên Công an tỉnh Sơn La điều hành được vinh dự được công nhận là “Công trình thanh niên tiêu biểu toàn lực lượng giai đoạn 2017-2022. Đây là ghi nhận xứng đáng mà Trung uý Dương Hải Anh cùng với các đoàn viên, các tình nguyện viên trong và ngoài lực lượng xứng đáng được tôn vinh.

“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0

“Nuôi em Mộc Châu” và hành trình truyền cảm hứng của một Đoàn viên, Đảng viên CAND -0