Cú hích với sự tự giác

Cú hích với sự tự giác -0
Cú hích với sự tự giác -0
Cú hích với sự tự giác -0

Bộ hành lại phải len lỏi trên vỉa hè, lách người qua muôn vàn các loại hàng hóa bày bán, các hàng xe máy, thậm chí cả ô tô; chỗ nào không len chân được, chỉ còn cách bước xống lòng đường “bon chen” với dòng phương tiện luôn trong tình trạng đông như nêm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên.

Lịch sử và bối cảnh kinh tế, xã hội khiến rất nhiều người bám lấy mặt phố để mưu sinh nên từng có câu “Nhà mặt phố hơn bố làm to”. Sự tiện lợi, thậm chí là tùy tiện trong các hoạt động dịch vụ, buôn bán trên các con phố luôn hấp dẫn hơn việc thu hút khách hàng vào các chợ, siêu thị. Cuộc sống tuy đã được cải thiện nhiều so với trước đây nhưng đa phần điều kiện sinh hoạt còn hạn chế (nhà, bếp, tủ lạnh đều chật chội...); người dân các đô thị vốn quen với việc đi chợ hằng ngày, thậm chí ngày 2 lần, thay vì đi siêu thị tuần 1 lần. Một nền sản xuất nhỏ, có quá nhiều người làm “ông chủ” với cửa hàng, cửa hiệu có nơi rộng chỉ một mét vuông, “công xưởng” vài ba mét vuông ngay trong nhà (hoặc địa điểm thuê mướn) khiến bộ mặt phố phường bị lem nhem, chắp vá.

Thói quen ăn nhậu, trà đá, thuốc lào trên hè phố, thậm chí xả rác ngay ra hè phố... từ lâu đã “ngấm” vào người dân, rồi lây sang cả du khách trong và ngoài nước. Hình ảnh những ông Tây bà đầm vui vẻ ngồi uống bia hơi, ăn bún chả, tô phở hay cơm bụi trên hè phố, hào hứng với những ly cafe đường tàu... đã trở thành nét đặc trưng, thậm chí quyến rũ du khách bởi lẽ bên cạnh sự hấp dẫn của ẩm thực đường phố, họ “bỗng dưng” được trải nghiệm một thói quen, một trật tự đường phố khác hẳn bản quốc.

Cú hích với sự tự giác -0
Ảnh: Xuân Trường, Quang Trường, CAND Online
Cú hích với sự tự giác -0
 

Cơ quan chức năng của Hà Nội và các thành phố, đô thị trong cả nước đã nhiều lần ra quân, luôn bắt đầu từ sự tuyên truyền, vận động, thuyết phục rồi mới đến xử phạt vi phạm hành chính... song kết quả chưa được như mong muốn; điển hình như TP Hồ Chí Minh vài năm trước đã rầm rộ xử lí vi phạm vỉa hè, lòng đường nhưng hiệu quả, hiệu lực đến mức nào, thực tế đã trả lời.

Rất nhiều chuyên gia, nhà quản lí đã góp ý, góp sức xây dựng các giải pháp song chưa có giải pháp nào mang lại hiệu quả rõ rệt, triệt để. Và tất nhiên, cuộc chiến giành lại vỉa hè, lòng đường vẫn còn tiếp diễn. Cùng với việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để phát huy tính tự giác, thì yêu cầu trước tiên vẫn là cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị và quy trách nhiệm cụ thể cho hộ gia đình, hộ kinh doanh với những quyền lợi, nghĩa vụ và mức xử phạt với người vi phạm rõ ràng, đủ sức răn đe. Có như vậy, vỉa hè, lòng đường ở các đô thị mới được trả lại đúng công năng; trật tự đô thị dần dược cải thiện, an toàn và văn minh.

Cú hích với sự tự giác -0
Ảnh: Công an TP HCM
Cú hích với sự tự giác -0
 

Đi trên đường phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng như khắp cả nước, có lẽ việc tìm ra một quán nhậu là điều dễ dàng nhất. Trước đại dịch COVID-19, trưa, tối, thậm chí sáng sớm cũng có không ít người sà vào quán nhậu; hầu như hàng ăn quán nhậu lúc nào cũng đông khách, nhất là buổi chiều tối. Nhìn vào cơ sở hạ tầng và thói quen đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng chiếm tỉ lệ rất thấp, mới thấy đa phần thực khách tự điều khiển xe máy, ô tô đến quán nhậu và nhậu xong tự lái xe về nhà. Thói quen này có lẽ là một trong những tác nhân quan trọng dẫn đến tai nạn giao thông.

Bên cạnh đó, xe không đủ điều kiện, xe hoán cải sai quy chuẩn... vẫn lọt lưới đăng kiểm, mặc sức tung hoành trên đường phố trong nhiều năm, cũng là tác nhân không nhỏ gây mất an toàn giao thông. Sau những cuộc kiểm tra, nhiều sai phạm đã bị lôi ra ánh sáng khiến dư luận giật mình. Xe hoán cải được làm hồ sơ giả rồi “bôi trơn” và được cấp tem đăng kiểm; sai phạm từ xe con, xe tải, xe khách, xe máy công trình... Dư luận từng giật mình và bất bình với những xe tải, xe khách được nâng thùng, tăng ghế... để chở lượng hàng hóa, hành khách gấp nhiều lần; góp phần làm xuống cấp, phá nát nhiều tuyến đường và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Cú hích với sự tự giác -0
Ảnh: Nguyễn Thắng
 

Tuy nhiên, 2 lĩnh vực vừa nêu đã có những chuyển biến tích cực bước đầu, nhiều khiếm khuyết đã được kiểm soát, ngăn chặn.  Hoạt động đăng kiểm đã được chấn chỉnh, xử lí khá hiệu quả. Với vấn nạn uống bia rượu rồi điều khiển phương tiện giao thông, từ cuối năm 2019, việc ra đời Nghị định 100 đã tạo hành lang pháp lí hiệu quả hơn trong việc kiểm soát, xử lí, ngăn chặn vi phạm. Tiếp đó, từ đầu 2020, đại dịch toàn cầu COVID-19 khiến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam phải hạn chế nhiều hoạt động tập trung đông người, thực hiện giãn cách xã hội, tạm thời ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí, hàng ăn quán nhậu.

Ngay sau đại dịch, sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong thực hiện Nghị định 100 bước vào giai đoạn mới, quyết liệt và bền bỉ, nhất là từ sau Tết Nguyên đán Quý Mão. Không có vùng cấm và chỉ riêng mức phạt tiền với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn là 7-8 triệu đồng, ô tô lên tới gần 40 triệu đồng đã tác động mạnh đến ý thức của người dân cũng như cán bộ, đảng viên. Nếu như ngay sau Tết Nguyên đán 2023, một chốt kiểm tra vi phạm nồng độ cồn từng ghi nhận, xử lí nhiều trường hợp/ca trực thì gần đây, vi phạm này giảm hẳn, nhất là với tài xế ô tô. Theo một số báo cáo của các tổ công tác thuộc Công an TP Hà Nội, nhiều chốt kiểm soát trong một buổi tối đã không ghi nhận trường hợp nào vi phạm nồng độ cồn.

Cú hích với sự tự giác -0
Cú hích với sự tự giác -0
Việc đăng kiểm xe cơ giới đã có thay đổi tích cực.
Cú hích với sự tự giác -0
Cú hích với sự tự giác -0
 

Thời gian qua, lực lượng Công an đã triệt phá một số vụ án tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo. Một trong những thủ đoạn điển hình là dùng sim rác, mạo danh cơ quan pháp luật gọi điện thoại đe dọa, lừa đảo, tống tiền. Mới đây nhất, ngày 29/3/2023, một hiệu trưởng trường tiểu học ở Hà Tĩnh đã bị mất gần 1 tỉ đồng trong tài khoản, do kẻ lừa đảo mạo danh công an gọi điện thoại đe dọa, yêu cầu vào Đà Nẵng trình diện vì liên quan đến hoạt động tội phạm...

Qua một số vụ án tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo được khám phá, dư luận không khỏi giật mình khi có những ổ nhóm sử dụng tới cả ngàn sim điện thoại nhằm vào hàng ngàn, hàng vạn người để khủng bố, đe dọa và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Từ 31/3/2023, các sim điện thoại chưa chuẩn hóa thông tin người thuê bao đã bị khóa chiều gọi đi và ngay trong ngày 1/4, có tới 1,6 triệu thuê bao bị khóa tức thời. Có lẽ, đây sẽ là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn vấn nạn sim rác so với việc trước đây, cơ quan chức năng từng nhiều lần nhắc nhở, cảnh báo các nhà mạng vi phạm.

Cú hích với sự tự giác -0
Cú hích với sự tự giác -0
Ảnh: Nguyễn Thắng