Đà Nẵng mạnh tay xử lý lồng bè nuôi thủy sản trái phép gây ô nhiễm môi trường

Thứ Tư, 17/11/2021, 18:38

Chính quyền TP Đà Nẵng đã cương quyết xử lý, chấm dứt tình trạng trạng nuôi thủy sản tự phát trên vịnh Mân Quang (quận Sơn Trà) và các sông Cổ Cò (quận Ngũ Hành Sơn), Cẩm Lệ (quận Cẩm Lệ) đồng thời tiếp tục kêu gọi hỗ trợ người dân tiêu thụ thủy sản, nhanh chóng hoàn thành việc xử lý tháo dỡ các lồng bè còn lại.

Với chủ trương trả lại cảnh quang, bảo vệ môi trường sinh thái cho biển, nguồn nước và đảm bảo an toàn giao thông đường thủy…

Sau nhiều đợt vận động, hỗ trợ sinh kế cho ngư dân, từ nay đến đầu tháng 12/2021 chính quyền TP Đà Nẵng sẽ tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ hàng trăm lồng bè nuôi trồng thủy hải sản tự phát, đảm bảo không để phát sinh lồng bè nuôi trồng mới tại vịnh Mân Quang, Đà Nẵng. Tuy nhiên, giải bài toán tạo sinh kế cho hàng nghìn người lao động sau khi tháo lồng bè lên bờ cũng là nỗi trăn trở rất lớn cho chính quyền địa phương…

Đà Nẵng:  Mạnh tay xử lý tình trạng nuôi thủy sản lồng bè trái phép gây ô nhiễm môi trường  -0
Lực lượng Công an, Biên phòng và các các ngành chức năng địa phương phối hợp xử lý tình  trạng nuôi thủy sản tự phát trên vịnh Mân Quang (quận Sơn Trà).
 

Ngày 17/11, UBND quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) cho biết, địa phương đang tiếp tục tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ gần 100 lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản tự phát cuối cùng ở Vịnh Mân Quang để bảo vệ cảnh quan, môi trường, nguồn nước, đảm bảo an toàn giao thông thủy theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2020-2030.

Đà Nẵng:  Mạnh tay xử lý tình trạng nuôi thủy sản lồng bè trái phép gây ô nhiễm môi trường  -0

Quá trình cưỡng chế tháo dỡ hàng chục lồng, bè nuôi trồng thủy hải sản tự phát sẽ được thực hiện trong thời gian 1 tháng (kể từ ngày 9/11 đến tháng 12/2021).

Đà Nẵng:  Mạnh tay xử lý tình trạng nuôi thủy sản lồng bè trái phép gây ô nhiễm môi trường  -1
Lực lượng Công an, Biên phòng và các các ngành chức năng địa phương phối hợp xử lý tình  trạng nuôi thủy sản tự phát trên vịnh Mân Quang (quận Sơn Trà).

Trước đó, UBND quận đã chỉ đạo tuyên truyền vận động, hỗ trợ tháo dỡ đối với các hộ ngư dân có lồng, bè nuôi trồng thủy hải sản. Câu chuyện chấm dứt việc nuôi cá lồng bè tự phát trên sông vịnh làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan, an toàn cho tàu thuyền tại vịnh Mân Quang, Sơn Trà đã dây dưa, kéo dài nhiều năm qua ở quận Sơn Trà. Ban đầu, chỉ là một vài hộ nuôi nghêu, chip chip tại vịnh.

Nhưng không lâu sau đó, có đến hàng trăm hộ dân chủ yếu là ngư dân sinh sống tại các phường Thọ Quang, Nại Hiên Đông học theo, tự phát ồ ạt lấn chiếm mặt nước để dựng chòi canh, vây lồng bè nuôi các loại, dần dần biến vịnh Mân Quang trở “thủ phủ” cá lồng bè của Đà Nẵng.

Đà Nẵng:  Mạnh tay xử lý tình trạng nuôi thủy sản lồng bè trái phép gây ô nhiễm môi trường  -0
Ngư dân và các chủ lồng bè tại vịnh Mân Quang khẩn trương thu vớt thủy, hải sản để thực hiện tháo dỡ lồng bè theo chủ trương của TP Đà Nẵng. 

Đáng ngại hơn, không chỉ là người dân, ngư dân địa phương của quận Sơn Trà lấn mặt nước để nuôi trồng thủy, hải sản tạo thêm thu nhập, mà còn hàng loạt hộ nuôi thủy hải sản tự phát tại vịnh Mân Quang là người ở các địa phương khác, thậm chí ở tỉnh Quảng Nam cũng vào cuộc mặc dù TP Đà Nẵng hoàn toàn không có chủ trương quy hoạch hay cấp phép nuôi trồng thủy hải sản tại vịnh.

Hệ lụy của việc tự phát, không có quy hoạch, không có đánh giá tác động, bảo vệ môi trường nước, chất thải do việc nuôi trồng thủy hải sản thải trực tiếp ra vịnh đã gây ô nhiễm nguồn nước, hôi thối thường xuyên, lấn chiếm mặt nước gây ảnh hưởng đến giao thông đường thủy, tàu thuyền về cập bến trên vịnh đã khiến dư luận thành phố bức xúc nhiều năm qua…

Đà Nẵng:  Mạnh tay xử lý tình trạng nuôi thủy sản lồng bè trái phép gây ô nhiễm môi trường  -2

Trước tình trạng trên, các cấp ngành, chức năng của chính quyền TP Đà Nẵng đã thực hiện nhiều đợt vận động, ra “tối hậu thư” yêu cầu buộc tháo dỡ lồng bè, giữ cảnh quang môi trường tại vịnh Mân Quang…

Tuy nhiên, vì với lý do mưu sinh, khó khăn phải trả lãi ngân hàng trong phát triển sinh kế nên hàng trăm hộ dân, chủ lồng bè và người lao động vẫn cố bám lấy chòi, bè, đến vụ vẫn thả cá để nuôi, chấp nhận may rủi và bất chấp chủ trương của thành phố.

Mặc cho cơn mưa xối xả, ngư dân Bùi Văng Tiếng (trú phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) cùng 2 lao động vẫn cặm cụi vớt hơn nửa tấn cá bớp, cá chim còn lại từ 200m2 bè trên vịnh Mân Quang để thương lái thu mua với giá “giải cứu” đổ đồng từ 80 – 120 nghìn đồng/1 kg cá.

Trăn trở với chúng tôi, ngư dân Tiếng cho biết: “Cố gắng đến 17h-18h chiều tối nay, bè của tôi và mấy hộ lồng khác tại vịnh sẽ vớt vát được hết toàn bộ hải sản còn lại đang nuôi trên vịnh để còn kịp thực hiện chủ trương xiết chặt vùng cam, lập rào chắn quản lý phòng chống dịch COVID-19 của thành phố. Đầu tư hàng tỷ đồng vào các bè cá, vừa trải qua cảnh lao đao vì dịch bệnh COVID-19, nay ngư dân chúng tôi lại như ngồi trên lửa khi thời hạn buộc tháo dỡ đã cận kề mà sức thu mua cá trên thị trường lại quá bấp bênh…”.

Cũng tại điểm tập trung lực lượng triển khai tháo dỡ các lồng bè nuôi trồng thủy sản trái phép trên vịnh Mân Quang, trong chiều 17/11, ngư dân Hồ Thanh Quý (trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) lại cho rằng: “Ngư dân chúng tôi sẵn sàng chấp hành chủ trương chấm dứt nuôi cá lồng bè tự phát của chính quyền thành phố nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Nhưng chúng tôi không khỏi lo lắng cho sinh kế sau này. Hiện tôi đang nợ ngân hàng mấy trăm triệu đồng đầu tư mua cá giống, thức ăn nuôi cá, rồi cả tiền nhân công trả cho 9 lao động tại bè cá. Mặc dù hoạt động nuôi trồng thủy hải sản trên vịnh của ngư dân chúng tôi là tự phát, nhưng từ hàng chục năm nay nghề nuôi cá lồng bè đã giải quyết việc làm cho hơn 1 ngàn lao động và nay thì những ngư dân, chủ bè cá và người lao động như chúng tôi đang đứng trước nguy cơ mất nguồn sinh kế. Chính vì vậy, chúng tôi rất mong mỏi chính quyền có phương án hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề hợp lý, và có kể hoạch triển khai nhanh chóng, cụ thể để ổn định đời sống cho người dân".

Ông Trương Cư (trú tổ 62, phường Nại Hiên Đông) cho biết, mấy hôm nay thời tiết miền Trung có mưa, chủ trương nâng cấp độ dịch lên cấp độ 3, lập các chốt kiểm dịch, nhiều địa điểm bị phong tỏa ngay cảng cá Thọ Quang khiến nhân công khan hiếm, tiến độ thu vớt cá và người đến mua giảm hẳn.

“Chúng tôi rất mong lãnh đạo các cấp ngành gia hạn thời gian tự tháo dỡ lồng bè thêm cho bà con ngư dân để vớt vát lại vốn đầu tư nuôi cá, đồng thời thu xếp phương tiện vận chuyển các vật dụng sau khi tháo dỡ…”, ông Cư cho biết.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Sơn Trà Nguyễn Thành Nam, việc xử lý lồng bè trái phép trên vịnh Mân Quang là một trong ba nhiệm vụ mà thành phố giao cho quận trong năm 2021. Kế hoạch là phải xử lý dứt điểm trong tháng 10, tuy nhiên tình hình dịch COVID-19 phức tạp nên phải tạm dừng một thời gian.

Nay tình hình đã ổn nên quận đã chỉ đạo 2 phường Thọ Quang và Nại Hiên Đông đẩy nhanh công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện tháo dỡ. Trên vịnh Mân Quang có 484 lồng bè, 110 rò nghêu và 106 chòi canh của 234 hộ dân, trong đó phần lớn thường trú trên địa bàn phường Nại Hiện Đông và Thọ Quang, còn lại thuộc các địa phương khác và cả người ngoại tỉnh.

Khó khăn, vướng mắc lớn nhất dẫn đến hiện nay vẫn chưa xử lý được dứt điểm là do nhiều hộ đã vay tiền ngân hàng đầu tư vào nuôi trồng thủy sản chưa thu hồi vốn. Việc xử lý, chấm dứt nuôi sẽ gây khó khăn cho người dân trong việc trả nợ. Lao động tại đây đa số lớn tuổi, không có tay nghề ở những lĩnh vực khác nên việc đào tạo và chuyển đổi ngành nghề rất khó khăn.

Chủ tịch UBND phường Nại Hiên Đông Cao Đình Hải cho biết, trước đây, trên địa bàn phường có 303 bè nuôi thủy sản. Qua quá trình tuyên truyền, vận động, phần lớn các hộ đã chấp hành, hiện chỉ còn 43 bè chưa được tháo dỡ. Phường đang tập trung hỗ trợ các hộ dân bán hết thủy sản để hoàn thành tháo dỡ dứt điểm các bè này.

Bên cạnh việc chỉ đạo các lực lượng chức năng tiến hành hỗ trợ tháo dỡ các lồng bè mà các hộ dân đã đồng thuận chấp hành, lãnh đạo UBND phường Nại Hiên Đông cùng một số công chức, viên chức đến từng lồng bè còn nhiều thủy sản chưa bán được nhằm vận động các hộ dân tích cực tìm người mua để nhanh chóng bán hết và cho thời hạn cụ thể để các hộ dân tháo dỡ lồng bè. Phường Nại Hiên Đông đã vận động các hộ dân mang thủy sản (các loại cá mú, cá sủ, cá bớp...) đến tập kết ở cuối tuyến đường Hồ Hán Thương và kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn hỗ trợ tiêu thụ.

Hoài Thu
.
.
.