Trách nhiệm trong vụ “hàng nghìn công nhân thủy lợi bị nợ lương 2 năm”
Dù vậy, còn có nguyên nhân khách quan là do sự thay đổi chính sách về định mức, đơn giá dịch vụ công ích thủy lợi, ảnh hưởng đến nguồn thu và gây ra nhiều khó khăn cho các đơn vị này. Theo đó, năm 2016, định mức đơn giá do UBND TP Hà Nội ban hành đã được tính đúng, tính đủ chi phí thực hiện cung ứng dịch vụ thủy lợi. Tuy vậy, qua kiểm tra, khâu nghiệm thu, thanh quyết toán của các công ty vừa qua còn chậm. Việc nghiệm thu thanh quyết toán chậm dẫn đến nguồn tiền ngân sách rót về các công ty chậm, từ đó việc chi trả lương cho công nhân chậm.
Đến năm 2017, thực hiện Luật phí, lệ phí mới có hiệu lực, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 250 quy định giá tối đa dịch vụ công ích thủy lợi, trong đó quy định mức trần giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi được quy định bằng định mức thủy lợi tại quy định số 67 năm 2012 của Chính phủ.
Hàng nghìn công nhân thủy lợi trên địa bàn Hà Nội bị nợ lương 2 năm nay. |
Triển khai quy định này, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định số 55 về giá dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn thành phố, có hiệu lực từ đầu năm 2017. Song, dù đã áp mức giá tối đa theo quy định mới song mức giá mới vẫn thấp hơn so với đơn giá dịch vụ thủy lợi mà UBND TP Hà Nội ban hành năm 2016. Đây là một khó khăn làm sụt giảm nguồn thu của các công ty thủy lợi.
Để tháo gỡ khó khăn cho các công ty thủy lợi, một mặt, UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Tài chính để xin ý kiến về việc tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện giá dịch vụ công ích thủy lợi, mặt khác đã yêu cầu các công ty thủy lợi cơ cấu lại chi tiêu ngân sách theo hướng giảm chi thường xuyên, tiết kiệm chi phí.
Đặc biệt, về trợ giá, thành phố đã quyết định bổ sung thêm từ ngân sách thành phố để hỗ trợ chi phí sửa chữa thường xuyên và chi phí sửa chữa thường xuyên trong đơn giá cho các công ty sử dụng, nhằm giúp các công ty thủy lợi có thêm nguồn lực để tháo gỡ khó khăn.