Thúc đẩy hợp tác đào tạo ngoại giao thời đại Kỷ nguyên số giữa các nước ASEAN+3
- Chủ tịch Quốc hội tiếp các Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao VN ở nước ngoài
- Hội thảo khoa học quốc tế “Biện pháp ngoại giao trong bảo vệ An ninh quốc gia”
Tham dự Lễ khai mạc có Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Văn Thảo, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Phó Chủ tịch Nhóm tầm nhìn APEC, TS. Phạm Lan Dung, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, Giám đốc Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ đối ngoại, Đại sứ các nước ASEAN+3 tại Việt Nam và đại diện của các Học viện đào tạo ngoại giao các nước ASEAN+3.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Văn Thảo, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh, trong môi trường toàn cầu đang thay đổi ngày càng nhanh chóng hiện nay, ngoại giao cần phải thay đổi và đào tạo cán bộ ngoại giao cũng cần phải thích ứng với những thách thức mới đang nổi lên. Ông Thảo cũng đặc biệt đánh giá cao những nỗ lực hợp tác quốc tế, khu vực trong công tác đào tạo cán bộ ngoại giao, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đối ngoại.
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Phó Chủ tịch Nhóm tầm nhìn APEC phát biểu dẫn đề Hội nghị. |
Đại diện cho cơ quan đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 14 tại Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, kiêm Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ đối ngoại, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, Hội nghị Giám đốc và Hiệu trưởng các Trường Đào tạo Ngoại giao ASEAN+3 đã trở thành một diễn đàn thảo luận và đối thoại có ý nghĩa và được đánh giá cao nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng của công tác đào tạo cán bộ ngoại giao của các nước trong khu vực.
Phát biểu dẫn đề Hội nghị, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga , Phó Chủ tịch Nhóm Tầm nhìn APEC cho rằng khi cả thế giới đều đang chuyển mình nhanh chóng trong thời đại Kỷ nguyên số (Digital Age), thì ngoại giao nói chung và công tác đào tạo ngoại giao nói riêng cũng cần phải có những thay đổi phù hợp, để phục vụ cho mục tiêu phát triển chung.
Các đại biểu tại phiên chụp ảnh chung. |
Là một công cụ của chính sách đối ngoại, Đại sứ đã chỉ ra ngoại giao đang có những biến chuyển ra sao trong thời đại số. Những biến chuyển này đặt ra đòi hỏi cho các nhà ngoại giao để làm sao có thể thích nghi, áp dụng linh hoạt và cân bằng giữa ngoại giao truyền thống với “ngoại giao số”.
Đặc biệt, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga cũng đưa ra những đề xuất cụ thể về các hoạt động chung nhằm thúc đẩy hợp tác đào tạo ngoại giao thời đại Kỷ nguyên số giữa các nước ASEAN+3, tạo tiền đề cho những định hướng mới, thực chất trong tương lai.
Dự kiến, Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 23 và 24-10 tại Hà Nội với 5 phiên thảo luận nhằm thảo luận các sáng kiến về xây dựng cơ sở dữ liệu chung về chương trình và tài liệu đào tạo ngoại giao; xây dựng các khóa đòa tạo ngoại giao và các chương trình thực tập chung; ứng dụng công nghệ vào đào tạo ngoại giao; các cơ chế hợp tác đào tạo giảng viên; xây dựng một cơ chế hợp tác hiệu quả và thực chất ở khu vực.
Bên lề của Hội nghị lần thứ 14 năm nay, BTC cũng đã tổ chức Khóa bồi dưỡng “Quản lý khủng hoảng” dành cho các nhà ngoại giao của các nước ASEAN+3. Hội nghị Giám đốc và Hiệu trưởng các trường đào tạo ngoại giao các nước ASEAN+3 là diễn đàn thường niên của các trường đào tạo cán bộ ngoại giao trong khu vực. Hội nghị lần thứ 13 được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào năm 2018; dự kiến hội nghị lần thứ 15 sẽ được tổ chức tại Nhật Bản năm 2020. |