Thị trường bất động sản kém khởi sắc, ai chịu thiệt thòi?

Thứ Sáu, 10/05/2024, 17:51

Kết thúc Quý I/2024, nền kinh tế vĩ mô đang chuyển biến tích cực khi GDP đang trên đà tăng trưởng tốt khi đạt 5,7% vào Quý I/2024, đây là con số ấn tượng bởi GDP năm 2023 chỉ đạt 5,1%. Tuy nhiên, đối với địa ốc, dù nhiều bên đã nỗ lực tháo gỡ, thị trường vẫn chưa thật sự khởi sắc. Nguyên nhân từ do đâu? Cần làm gì để thị trường sớm phục hồi?

Khủng hoảng niềm tin thị trường

Theo thống kế mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng cho Bất động sản nằm trong Top lĩnh vực tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm 2024 với dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.113.673 tỷ đồng. Kết thúc Quý I/2024, lĩnh vực bất động sản (BĐS) vẫn đang là cứu tinh cho tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian qua, khó khăn từ thị trường bất động sản tác động đến khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm bất động sản trong khi tín dụng bất động sản chiếm tỉ trọng khoảng 21% trong tổng tín dụng chung – ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: “Khó khăn lớn nhất hiện nay là những vướng mắc pháp lý vẫn chưa được hoàn thiện và giải quyết triệt để mặc dù dự án đã bàn giao, đang phát triển hay đang làm thủ tục phát triển đã dẫn đến việc thực hiện cam kết với khách hàng chưa được như kỳ vọng. Một số trường hợp khách hàng đã đẩy lên thành bức xúc, khiếu kiện và biểu tình kéo dài, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Điều này vô tình gây ảnh hưởng đến việc ổn định hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chính vì vậy, những khó khăn sớm được tháo gỡ là tiền đề quan trọng để Doanh nghiệp sớm hoàn thành thủ tục liên quan và đưa dự án vào hoạt động, đảm bảo các cam kết với khách hàng”.

Tại sao phải tháo gỡ triệt để nút thắt BĐS?

Công bằng mà nói, dù ở bất cứ thời điểm nào, ngành bất động sản cũng đã đem tới những đóng góp lớn và có sức lan toả, khẳng định dấu ấn qua từng sản phẩm bất động sản, góp phần lớn vào thay đổi diện mạo đô thị trên cả nước. Đơn cử như với sự đầu tư hạ tầng, tiện ích, dự án NovaWorld Phan Thiet đã góp phần đem lại thành công cho Năm du lịch Quốc gia tại Bình Thuận và vượt mốc chỉ tiêu đón khách du lịch năm 2023.

Nếu niềm tin chưa được hồi phục, thị trường bất động sản xấu đi, nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái khủng hoảng không? Với câu hỏi này, GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân từng cho rằng, thị trường bất động sản đóng góp quan trọng trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế và có tác động lan tỏa đến sự phát triển của hơn 40 ngành nghề, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Do vậy, khi thị trường bất động sản bị ngưng trệ, sẽ kéo theo hàng loạt các hoạt động kinh tế bị đình trệ theo sẽ là nguy cơ gây đình trệ tăng trưởng, thậm chí dẫn đến suy thoái. Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao phải khơi thông? Tại sao phải tháo gỡ triệt để các nút thắt BĐS?

Có thể nói, thị trường BĐS vẫn còn là một kênh hấp thụ và chiếm giữ vốn rất lớn. Do đó, các ngân hàng còn lo hơn cả doanh nghiệp BĐS vì tiền vốn ngân hàng cho vay đang nằm ở các dự án bất động sản chưa hoàn thành sản phẩm để bán. Không chỉ ngành tài chính ngân hàng, khi thị trường bất động sản chưa được phục hồi, nhiều ngành nghề liên quan sẽ bị ảnh hưởng. Thiếu hụt nguồn vốn sẽ khiến việc xây dựng bị trì trệ, nhân công mất việc làm, ảnh hưởng đến an sinh xã hội địa phương. Với hành lang pháp lý còn nhiều vướng mắc, dự án Aqua City đang nỗ lực cùng địa phương điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn. Khi nút thắt pháp lý được tháo gỡ, hàng loạt tiện ích vui chơi giải trí - ẩm thực cũng sẽ được triển khai và đưa vào vận hành, kỳ vọng đưa Aqua City trở thành điểm đến du lịch, vui chơi giải trí, ẩm thực bên sông quy mô hàng đầu khu vực.

Thị trường bất động sản kém khởi sắc, ai chịu thiệt thòi? -0
Aqua City, một trong những dự án tiềm năng phía Nam đã được cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện cho chủ đầu tư tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng, bán hàng đối với các hạng mục phù hợp.

Điều này cũng đồng thuận với các ý kiến được đưa ra vào tháng 3/2024, tại cuộc họp của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án BĐ cho địa phương, doanh nghiệp. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc phát triển thị trường bất động sản BĐS lành mạnh góp phần vào tăng trưởng kinh tế-xã hội, tạo công ăn việc làm, bảo đảm quyền được tiếp cận nhà ở của người dân. Có thể hiểu rằng, nếu thị trường BĐS xấu đi thì không chỉ làm các doanh nghiệp BĐS phá sản mà mà kéo theo hàng loạt các ngành nghề và hoạt động kinh tế đình trệ, tất yếu sẽ kéo theo đình trệ tăng trưởng, thậm chí dẫn đến suy thoái kinh tế và sẽ cuốn theo cả hệ thống tài chính mất thanh khoản.

Tại Chỉ thị 14/CT-TTg2024 ngày 2/5 của Thủ tướng Chính phủ vừa qua từng đề cập, năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Tiềm năng dài hạn, nỗ lực tự tái cấu trúc của bản thân doanh nghiệp đi cùng các phương án giải cứu kịp thời của Chính phủ được kì vọng sẽ giúp ngành bước vào một chu kì tăng trưởng tươi sáng và bền vững mới.

PV
.
.
.