Cần chính sách để doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào hạ tầng truyền tải điện
- Tháng 12 – EVN có nhiều hoạt động tri ân khách hàng
- EVNNPC nghiệm thu các dự án Trung tâm điều khiển xa khu vực Nam Định
- EVNNPC cấp điện cho hơn 28.000 khách hàng mới trong tháng 10-2019
- EVNCPC có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới
Tính đến cuối tháng 6-2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và mặt trời, với tổng công suất lắp đặt 4.543,8 MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia. Con số này đã vượt xa so với dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh (chỉ 850 MW điện mặt trời vào năm 2020).
Tuy nhiên, do sự phát triển quá nhanh của các dự án điện tái tạo, trong khi đó hệ thống truyền tải không theo kịp đã dẫn tới sự quá tải, nhiều nhà máy phải giảm tới 60% công suất, gây thất thoát, lãng phí.
Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh, Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đã đặt kế hoạch đầu tư lưới điện rất lớn trong các năm tới. Theo kế hoạch này, giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu tư lưới điện là 214.000 tỉ đồng và giai đoạn 2021-2030 là 610.000 tỉ đồng. Với số vốn đầu tư này, EVN khó lòng đáp ứng được áp lực về tài chính.
Các dự án điện tái tạo phát triển “nóng” khiến hệ thống truyền tải quá tải. |
Trong khi đó, theo quy định hiện nay, Nhà nước độc quyền trong truyền tải điện và chưa có những điều kiện cụ thể để tận dụng nguồn lực xã hội đầu tư vào hệ thống truyền tải điện. Những vấn đề này đang đặt ra những câu hỏi lớn trong phát triển điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Trong khi đó, phát biểu tại Diễn đàn Hội thảo “Năng lượng tái tạo tại Việt Nam – Từ chính sách đến thực tiễn” vừa qua, ông Nguyễn Đức Toàn, Chủ tịch Công ty cổ phần Điện Sài Gòn - Gia Định cho hay, hiện có khá nhiều nhà máy điện bỏ tiền ra để đầu tư hệ thống truyền tải khoảng 20 - 30km, sau khi đầu tư xong họ muốn bàn giao ngay cho EVN nhưng hiện nay cũng chưa được chấp nhận.
Trả lời về vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cho hay, khi đấu thầu, nhà đầu tư đã tính toán chi phí, bao gồm cả chi phí mạng lưới đấu nối trong giá thầu. Nếu nhà đầu tư đó vận hành tiếp các đường dây đấu nối thì có tính toán chi phí trong đó. Còn nếu chuyển giao cho EVN thì sẽ phải trừ các chi phí bảo trì cho EVN.
Theo ông Nguyễn Tài Anh, trách nhiệm EVN là xây dựng truyền tải và phân phối. Điểm tắc nghẽn vừa qua nguyên nhân là do quy hoạch, điện mặt trời và điện gió vượt quy hoạch. NLTT là phải phân tán để giảm tải công suất truyền tải, tuy nhiên thời gian qua chúng ta tập trung quá nhiều vào một số địa phương, khiến áp lực lớn cho truyền tải. EVN mong muốn các chủ đầu tư chung tay xây dựng hệ thống truyền tải.
Hiện xương sống của hoạt động truyền tải vẫn là lưới truyền tải của EVN, còn tư nhân mới chỉ tham gia vào đấu nối từ nhà máy lên lưới, thời gian tới việc đấu nối có thể giao cho tư nhân làm chung với EVN. Vấn đề tư nhân tham gia vào xây dựng hệ thống truyền tải, EVN chắc chắn sẽ nghiên cứu để báo cáo Chính phủ, Quốc hội để thực hiện cơ chế đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, kể cả chi phí truyền tải, tất cả cái đó sẽ tính vào mức giá dự án.
Theo đánh giá của các chuyên gia, với các quy định, cơ chế độc quyền trong truyền tải điện và chưa có những điều kiện cụ thể để tận dụng nguồn lực xã hội đầu tư vào hệ thống truyền tải điện, EVN khó lòng đáp ứng được áp lực về tài chính.
Do vậy, tại diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng nên có cơ chế cho phép tư nhân tham gia đầu tư vào hệ thống truyền tải điện. Theo đó, sẽ khắc phục được tình trạng chậm và quá tải lưới điện hiện nay và qua đó sẽ giải toả được hết công suất của các nhà máy điện mặt trời đã và đang được đầu tư, góp phần khắc phục được sự thiếu hụt nguồn điện năng.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Tuấn Anh, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho rằng, để thuận lợi cho tư nhân tham gia truyền tải và phát triển lưới điện, trong ngắn hạn, các giải pháp áp dụng kỹ thuật điều độ, hệ thống áp dụng trong vận hành để giải toả nguồn tái tạo. Chúng ta cũng có thể thúc đẩy dự án truyền tải, phân phối đã có hoặc bổ sung trong quy hoạch.
Thực tế, có rất nhiều lo ngại về giá, chi phí xây dựng lưới truyền tải, lưới phân phối do tư nhân đầu tư, sau đó giao cho Nhà nước vận hành sẽ được tính thế nào. Nếu cao thì sẽ bù vào đâu? Bên cạnh đó, theo cơ chế Nhà nước chỉ độc quyền vận hành đường truyền tải, không độc quyền đầu tư truyền tải, nếu dự án phát sinh chi phí doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm hay chi phí đó sẽ được tính vào giá điện?
Trả lời vấn đề này, ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho rằng, có thể áp dụng cơ chế cho nhà đầu tư được hưởng lợi ở dự án khác sau khi xây dựng hệ thống truyền tải và bàn giao cho EVN quản lý.
Trong trường hợp đầu tư lưới điện truyền tải, khác với đấu nối thì Nhà nước chỉ giữ độc quyền trong vận hành, không độc quyền trong đầu tư. Các doanh nghiệp tư nhân có thể đầu tư theo hình thức của hợp tác công tư (PPP) tại Nghị định số 63 và được hưởng lợi ở các dự án khác khi đã giao quyền quản lý lưới điện về cho EVN.