TP HCM: Quyết liệt xử lý dự án treo, dự án chậm tiến độ
Theo ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, tổng số dự án xây dựng nhà ở và các dự án xây dựng hạ tầng phúc lợi công cộng đã được thành phố chấp thuận cấp phép đầu tư trong giai đoạn 2001-2011 là 1.318 dự án, diện tích sử dụng đất lên tới gần 12.304ha. Trong đó diện tích xây dựng nhà ở thương mại chỉ có 4.074ha, nhà ở xã hội là 212,5ha, còn lại là các dự án giao đất sản xuất kinh doanh và xây dựng hạ tầng phúc lợi khác.
Trong số này cũng mới chỉ có 120 dự án hoàn thành; còn đến 242 dự án chưa được triển khai và 74 dự án tạm dừng triển khai hoặc chờ điều chỉnh quy hoạch. Với 882 dự án đang triển khai trên phần diện tích hơn 8.893ha, hiện cũng vẫn còn đến 97 dự án đang được chủ đầu tư tiến hành bồi thường.
Một dự án chậm tiến độ gây lãng phí trong việc sử dụng đất. |
Theo ông Danh, phần lớn các dự án chậm tiến độ là do gặp khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Với các dự án đã đền bù 50 – 80% diện tích đất, phần diện tích đất còn lại DN không thể tiếp tục thỏa thuận được do người dân đòi giá bồi thường cao gấp 3-4 lần giá đền bù thành công của dự án. Về nghĩa vụ tài chính, trong giai đoạn thị trường bất động sản khó khăn kéo dài, các chủ dự án càng không có khả năng nộp tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khác.
Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) cũng cho rằng, tình trạng còn quá nhiều dự án treo, chậm tiến độ đã nhiều năm ảnh hưởng không ít tới đời sống của người dân trong khu vực dự án. Khiến người dân bức xúc khi phải sống tạm bợ trong những căn nhà cũ nát, hạ tầng đường sá xuống cấp.
Từ ngày 20/4 đến ngày 30/4, TP HCM cũng yêu cầu Sở TN-MT cho công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về những dự án bị hủy bỏ văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư dự án. Với các dự án được phép tiếp tục thực hiện, quận huyện, phường xã và thị trấn phải thông tin công khai tại trụ sở và tại khu đất thực hiện dự án để người dân được biết, cùng theo dõi giám sát. Với những dự án công trình công cộng bị hủy bỏ nhưng đã có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…
Sở TN-MT cũng sẽ rà soát tiến độ thực hiện, nguyên nhân chậm thực hiện để đề xuất thành phố hướng xử lý từng dự án. Riêng các dự án xin chuyển nhượng do chủ đầu tư đã bồi thường xong nhưng chưa triển khai xây dựng do gặp khó khăn về vốn, Sở TN-MT phối hợp với tổ công tác liên ngành xem xét từng trường hợp cụ thể về điều kiện năng lực, tài chính của đơn vị nhận chuyển nhượng, thời gian thực hiện tiếp dự án sau chuyển nhượng… để đề xuất thành phố trình Chính phủ cho phép thực hiện