Bất động sản nghỉ dưỡng: “Đặt cửa” vào uy tín chủ đầu tư

Thứ Tư, 05/10/2016, 15:49
Cam kết lợi nhuận khủng, tính pháp lý, cũng như uy tín của chủ đầu tư là những lưu ý để nhà đầu tư cân nhắc khi lựa chọn xuống tiền một dự án


Phương án đầu tư “2 trong 1”

“Nửa đầu năm 2016 đã chứng kiến sự tăng trưởng 21% lượng khách quốc tế, dẫn đến lo ngại của Tổng cục Du lịch Thái Lan về sự trỗi dậy của du lịch Việt Nam trong việc thu hút khách nước ngoài”. 

CBRE đã dẫn Bangkok Post để mở đầu cho báo cáo về thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam quý II công bố cuối tháng 8 vừa qua. Thực tế, triển vọng tươi sáng của ngành du lịch đã khiến bất động sản nghỉ dưỡng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhất Việt Nam năm 2016.

Để đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng, khách hàng nên chọn các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh.

Bên cạnh đó, bất động sản nghỉ dưỡng còn “hút hàng” nhờ đưa ra phương án đầu tư “2 trong 1”. Theo đó, chủ dự án bán biệt thự/căn hộ cho các nhà đầu tư với cam kết “bao tiêu” lợi nhuận tối thiểu từ 10-14% trong vòng 5-10 năm. 

Nếu so với đầu tư bất động sản thông thường hay gửi tiết kiệm thì lựa chọn này “tích hợp” cả hai ưu điểm “vừa cao, vừa an toàn”, đồng thời, đem lại sự thảnh thơi “kê cao gối chờ sinh lợi” cho nhà đầu tư.

Để đạt cam kết sinh lời tối thiểu trên 10%/năm để trả lãi cho các chủ sở hữu - theo nghiên cứu của Savills, khu nghỉ dưỡng phải đảm bảo công suất phòng bình quân trên 70%/năm trở lên. 

Hiện công suất phòng bình quân của các khách sạn 4-5 sao tại Nha Trang và Đà Nẵng cũng luôn đạt trên 70% - 80% và 70%. Cá biệt, có hệ thống Vinpearl của Vingroup trong 9 tháng đầu năm 2016 liên tục “full” phòng tới trên 90% trên toàn hệ thống. Điều này cho thấy, phương án đầu tư “2 trong 1” này hoàn toàn khả thi và có triển vọng bền vững.

Uy tín của chủ đầu tư

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo khách hàng cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền vì những cơ sở mới luôn phải bù lỗ ít nhất trong 3-5 năm, cộng thêm 13% - 15% chí phí thuê công ty quản lý nước ngoài. Như vậy, để đảm bảo trả lợi nhuận ở mức cao cho khách hàng, doanh nghiệp phải rất trường vốn, tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm lâu năm, có khả năng tự vận hành và có sẵn nguồn khách hàng từ các đối tác lớn trong và ngoài nước.

Chính vì thế, một trong những lưu ý mà các chuyên gia cảnh báo người mua bất động sản nghỉ dưỡng đó là uy tín của chủ đầu tư. Đơn cử với một số chủ đầu tư lớn như Vingroup, ngoài tiềm lực tài chính, uy tín của nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam, Vingroup còn có nền tảng vững chắc từ kinh nghiệm lâu năm trong mảng du lịch nghỉ dưỡng với chuỗi Vinpearl. 

Mạng lưới rộng, khả năng kinh doanh năng động và đặc biệt là một hệ sinh thái các dịch vụ giá trị gia tăng độc đáo như vui chơi giải trí, golf, safari…đã khiến Vinpearl luôn đạt công suất phòng 90% trở lên trong vòng nhiều năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, Vinpearl cũng là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam tự vận hành với chi phí hợp lý mà vẫn đảm bảo đẳng cấp 5 sao.  Không tốn chi phí thuê thương hiệu nổi tiếng nước ngoài quản lý, các dự án BĐS nghỉ dưỡng của Vingroup hoàn toàn có thể tự chủ động nguồn thu từ đó chủ động được lợi nhuận cam kết cho khách hàng.

Do đó, trong cuộc đua này, nhà đầu tư nên tỉnh táo chọn chủ dự án đang có hoạt động kinh doanh thực sự với kết quả tốt trong lĩnh vực nghỉ dưỡng thay vì chỉ chạy theo con số phần trăm ảo, bởi đó mới là “cái gốc” chia sẻ lợi nhuận bền vững cho khách hàng.

Tân Lương
.
.
.