Tránh xa trò chơi cá voi xanh

Thứ Ba, 20/10/2020, 10:42
Nguồn gốc của tên "Cá voi xanh" là không rõ ràng. Một số báo cáo nói rằng nó đến từ một bài hát của ban nhạc rock Nga Lumen.


Các câu mở đầu của nó là "Tại sao la hét. Khi không ai nghe. Những gì chúng ta đang nói?" và bài hát có một "con cá voi xanh khổng lồ" mà "không thể vượt qua lưới". Những người khác nói rằng đó là "được cho là một ám chỉ đến một hành động được thực hiện bởi một số cá voi xanh, cố ý bơi lên các bãi biển, khiến chúng bị chết".

50 ngày thử thách rùng rợn

“Thử thách cá voi xanh” (Blue Whale Challenge) là một hiện tượng trên internet được phát hiện lần đầu, khi Galina Mursaliyeva, một nhà báo nổi tiếng của nước này điều tra về hàng loạt vụ tự sát của một nhóm thành viên trên Vkontakte, một trong những mạng xã hội lớn nhất tại Nga. Theo điều tra của Mursaliyeva, những thiếu niên tự sát trong nhóm kể trên đều từng tham gia một trò chơi tên gọi “Thử thách cá voi xanh” trên mạng xã hội.

Khi tham gia “Thử thách cá voi xanh”, trong vòng 50 ngày, người chơi sẽ phải làm theo những nhiệm vụ mà những “người quản lý” trò chơi này đưa ra, với mức độ từ dễ đến khó theo thời gian.

Hiểm hoạ đến từ một môi trường Internet thiếu an toàn và kiểm soát. Ảnh minh hoạ của Indianexpress

Ban đầu, những thử thách chỉ đơn giản như vẽ hình một chú cá voi xanh, trò chuyện với người cùng tham gia thử thách, nghe một bản nhạc mà “người quản lý” gửi tới. Về sau, mức độ thử thách tăng dần như xem phim kinh dị, ra nghĩa địa lúc nửa đêm, thậm chí sử dụng dao lam để rạch và tạo hình cá voi trên cơ thể mình... Sau khi hoàn thành, tất cả các thử thách này đều phải được chụp ảnh và báo cáo với “người quản lý”. Đỉnh điểm của trò chơi là vào ngày thứ 50, người chơi nào tự kết liễu đời mình thì được coi là giành chiến thắng.

Diễn biến tâm lý học đằng sau trò chơi

Năm 2016, Philipp Budeikin, một sinh viên tâm lý 21 tuổi đã bị đuổi khỏi trường đại học của mình, tuyên bố rằng anh đã phát minh ra trò chơi vào năm 2013. Budeikin cho biết ý định của mình là làm sạch xã hội bằng cách ép những người mà anh coi là không có giá trị phải tự tử. Vì Budeikin là một sinh viên tâm lý học nên chúng ta có thể thấy “hơi hướng chuyên môn” ẩn sau trò chơi này.

Có vài lý do khiến giới trẻ nhanh chóng bị cuốn vào trò chơi nguy hiểm "Cá voi xanh". Tất cả đều bắt nguồn từ các điểm chung của lứa tuổi vị thành niên.

Lý do đầu tiên đưa ra là "sự cám dỗ". Ở độ tuổi vị thành niên - cái tuổi không phải bé cũng chẳng phải lớn, sự cám dỗ tựa như trái cấm có thể dẫn đến rất nhiều sai lầm.

Nắm được điều này, các đối tượng khéo léo tạo nên trò chơi thú vị có tên "Cá voi xanh" - nơi có những người chủ trì cuộc chơi bí ẩn và đương nhiên không thể thiếu người chơi.

Hơn nữa, khi tham gia trò này, bạn sẽ được thêm vào một nhóm chat - nơi không chỉ có người chủ trì và bạn, mà còn có nhiều người chơi khác nữa. Họ chắc chắn có khá nhiều điểm tương đồng với bạn.

Cứ như vậy trong 50 ngày, thành viên trong hội sẽ đăng tải đều đặn những bức ảnh chứng minh mình đã làm theo yêu cầu từ người chủ trì. Yêu cầu đó có thể là cheo leo trên tòa nhà chọc trời, thậm chí tự làm tổn thương chính bản thân. Những thử thách khiến người trẻ cảm giác mình rất mạnh mẽ và được công nhận.

Những gì còn ấn núp đằng sau 3 chữ "Cá voi xanh" dần dần khơi dậy sự tò mò trong người trẻ, thôi thúc họ ấn nút đăng ký, đồng thời khai đầy đủ thông tin cá nhân của mình - thứ sẽ trở thành vật uy hiếp, khủng bố tinh thần.

Tiếp đến, sẽ không ai bị cám dỗ bởi các trò chơi trên mạng như thế này nếu như họ không cô đơn. Thật vậy, đa số người trẻ mắc bẫy đều cảm thấy lạc lõng, gặp chuyện phiền muộn mà không thể nói ra với người thân hoặc có triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Philipp Budeikin còn nói rằng mục đích hắn tạo ra trò chơi này là để truyền đến người chơi sự ấm áp, thấu hiểu và tương tác.

Việc thử thách tăng dần độ khó, khiến cho khả năng nhận thức, phản kháng tâm lý của nạn nhân giảm dần. Mỗi thử thách chỉ nặng độ hơn trước một chút khiến họ không chút đề phòng nhưng dần dần tinh thần trở nên kiệt quệ, khó chịu.

Ngoài mắc các vấn đề tâm lý, số ít còn lại bị giữ chân bởi luật chơi. Nhiều thành viên cho biết họ không thể thoát ra khỏi thử thách "đoạt mạng" bởi những lời đe dọa, thách thức từ người chủ trì.

Không phải bất cứ ai cũng có thể tham gia “Thử thách cá voi xanh”. Những kẻ quản lý trò chơi này luôn thận trọng khi thông qua mạng xã hội để lựa chọn người chơi. Chúng thường chọn người trong độ tuổi vị thành niên, bởi những người này chưa suy nghĩ thấu đáo, liều lĩnh, dễ bị dụ dỗ và thích thể hiện bản thân; hoặc những người cô độc, sống nội tâm, hay bị bạn bè hoặc người thân cô lập. Thành viên mới muốn tham gia cũng phải được giới thiệu bởi một người đang chơi và thông qua sự chấp thuận của người đứng đầu.

Moscow Times dẫn lời một số chuyên gia tâm lý cho biết, dù chỉ là một trò chơi, song khi “dấn thân” vào, hầu hết người chơi đều không thể từ bỏ cho đến phút cuối cùng, dù biết trước những nhiệm vụ được giao sẽ ngày một đáng sợ và kết cục gì đang chờ đợi họ. Trong suốt quá trình thực hiện các nhiệm vụ, kẻ cầm đầu thường trò chuyện với người chơi qua mạng xã hội hoặc đôi khi là thực hiện cuộc gọi video để tạo dựng niềm tin, dần dần nắm bắt tâm lý nhằm dẫn dắt họ hoàn thành hết các nhiệm vụ. Thậm chí, những kẻ này còn tổ chức các hoạt động mang tính tập thể để các thành viên chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận, đồng thời khuyến khích những người mới tham gia thử thách. Trong trường hợp không thể dùng lời lẽ “ngon ngọt” để dụ dỗ người chơi hoàn thành thử thách, kẻ quản lý sẽ chuyển sang biện pháp đe dọa gây hại tới chính người chơi và những người thân chung quanh họ.

Philipp Budeikin - người được cho là đã tạo ra trò chơi Cá voi xanh.

Những biện pháp phòng chống

Từ lâu, nhu cầu chữa trị tâm lý không được xem trọng ở các quốc gia đang phát triển, như Việt Nam. Xã hội hay đánh đồng các vấn đề về tâm lý với việc bị điên, hoặc biểu hiện của sự yếu đuối. Người mắc các vấn đề về tâm lý rất dễ phải chịu sự kì thị của những người xung quanh.

Tại nhiều nơi trên thế giới, một đường dây nóng chuyên tư vấn những khúc mắc, tình cảm cho lứa tuổi vị thành niên đã được thành lập. Ở đây luôn có các tư vấn viên sẵn sàng nghe hết tâm sự và dành cho các em lời khuyên hữu ích.

Ở Brazil, một nhà thiết kế và một công ty quảng cáo từSao Paulo tạo ra một phong trào gọi là Baleia Rosa (Cá voi hồng), đã trở thành phong trào lan truyền qua truyền miệng. Nó dựa vào sự cộng tác của hàng trăm tình nguyện viên. Phong trào sử dụng các suy nghĩ tích cực, đánh giá cao cuộc sống và chống trầm cảm. Cũng tại Brazil, Sandro Sanfelice đã tạo ra phong trào Capivara Amarela (Chuột lang vàng), đề xuất để "chiến đấu với trò chơi Cá voi Xanh" và hướng dẫn mọi người tìm kiếm các trợ giúp. Những người tham gia được tách ra giữa những người bị thách thức và cần tìm kiếm sự giúp đỡ, và những người chữa trị đóng vai những người cha đỡ đầu của những người này.

Tại Hoa Kỳ, một trang web, cũng được gọi là "Thử thách cá voi xanh", không nỗ lực chống lại trò chơi, nhưng cung cấp năm mươi ngày thử thách thúc đẩy sức khỏe tâm thần và hạnh phúc.

Tiến sĩ Dan Reidenberg - Giám đốc điều hành Suicide Awareness Voices of Education (tổ chức phi lợi nhuận về phòng chống tự tử) - cảnh báo cha mẹ cần theo dõi con để kịp thời phát hiện biểu hiện bất thường.

Bà Jane Pearson - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Tự sát về Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - cảnh báo: "Trẻ em thường không biết về những ''kẻ săn mồi trực tuyến'' sẽ lôi chúng vào bi kịch. Chúng tôi muốn khuyến khích phụ huynh nói chuyện với con cái của họ về cách bảo vệ bản thân an toàn khi sử dụng Internet".

Các bậc làm cha mẹ, về lâu dài, cần nâng cao nhận thức về sức khoẻ tâm lý không chỉ để bảo vệ con cái họ mà còn góp phần giúp bản thân và những người xung quanh có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đỗ Tiến
.
.
.