Tìm ra nguyên nhân khiến loài khủng long tuyệt chủng(?)

Thứ Tư, 11/09/2019, 20:29
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Texas (Mỹ), cách đây 66 triệu năm, một tiểu hành tinh có đường kính 12km đã đâm vào địa cầu, thổi bay 75% trên tổng số sự sống trên Trái Đất...


Chứng cứ mà các nhà khoa học đã tìm ra cho thấy, tiểu hành tinh lao xuống địa cầu đã tạo nên sức công phá tương đương 10 tỉ quả bom nguyên tử hồi thế chiến 2.

Tính từ vị trí va chạm, tiểu hành tinh đã kích hoạt một làn sóng lửa lan rộng trên bán kính hơn 1.450 km, cũng như tạo ra những đợt sóng thần cao khủng khiếp.

Hình ảnh mô phỏng thời điểm tiểu hành tinh đâm vào bề mặt Trái đất.

Nhiều khủng long đã bị tiêu diệt ngay lập tức, nhưng số còn lại vẫn có thể kéo dài hơi tàn thêm một thời gian.

Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ trên bề mặt địa cầu giảm đáng kể sau khi khí lưu huỳnh tràn vào bầu khí quyển, che chắn ánh sáng mặt trời và gây tuyệt chủng trên diện rộng.

Hình ảnh mô phỏng sự sống trên Trái Đất trước khi bị tiểu hành tinh đâm vào.

Nhóm của ông ước tính ít nhất 325 tỉ tấn lưu huỳnh đã sản sinh vào thời điểm tiểu hành tinh lao xuống bề mặt Trái Đất.

Để rút ra kết luận trên, đội ngũ chuyên gia đã thực hiện các nghiên cứu mới dựa trên những tảng đá được tìm ra từ hố va chạm Chicxulub ngoài khơi bán đảo Yucatan ở Mexico vào năm 2016.

Mẫu trầm tích phục vụ nghiên cứu của các nhà khoa học.

Trưởng nhóm nghiên cứu - giáo sư Sean Gulick, đax bày tỏ sự vui mừng khi cuối cùng họ cũng thu thập được các trầm tích từ vụ va chạm, cho phép họ xâu chuỗi các chi tiết và dựng nên một bức tranh hoàn chỉnh về sự kiện cách đây nhiều triệu năm trên Trái Đất.

V.Cường (theo CNN)
.
.
.