Võ sư câm điếc nổi tiếng hiếu nghĩa
Võ sư Trần Cửu là một người như thế bởi nếu người đàn ông có chiều cao cực kì khiếm tốn này (1m40) không biết cách vượt qua hạn chế thông thường thì ông sẽ không bao giờ được biết đến như một võ sư câm điếc nổi tiếng.
Trong cái rủi có cái may
Cha của Trần Cửu là võ sư Trần Lâm của Đại Thánh Đường nên việc Trần Cửu có năng khiếu võ từ nhỏ là điều gần như đương nhiên. Chưa kịp là niềm tự hào của gia đình thì từ thuở lên 3, Trần Cửu đã mắc cơn bạo bệnh, lên cơn co giật và nóng sốt.
Tất cả nơi đâu có lời đồn thầy giỏi, thuốc hay, cậu bé Cửu đều được chở tới điều trị, nhưng căn bệnh không những không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, thậm chí là có thể nguy hiểm cả đến tính mạng. Trong lúc thập tử nhất sinh ấy, cha cậu tìm đến Nhơn Nghĩa Đường do võ sư Lưu Hào Lương chữa trị.
Chưa có ngày nào võ sư Trần Cửu ngừng luyện tập. |
Dù thoát cơn tử thần, nhưng cậu bé Cửu phải mang di chứng câm điếc. Ơn cứu mạng không khác gì ơn sinh thành lần nữa, từ đó, Trần Cửu bái sư, luyện võ ngày đêm, chính thức trở thành môn sinh của võ đường Nhơn Nghĩa từ năm lên 6 tuổi.
Tính đến nay, võ sư Trần Cửu đã bước qua tuổi 70 được vài năm. Ở vào độ tuổi "thất thập cổ lai hi" đó, người thường đi đứng ăn uống vốn đã nhiều cực nhọc nhưng ông thì vẫn giữ được cho mình một sức khỏe lạ thường. Chưa có ngày nào võ sư Trần Cửu ngừng luyện tập. Ngoài ra, ông còn tinh thông hầu hết các bài quyền của bản môn. Ở người đàn ông nhiều thiệt thòi này, khả năng sử dụng những loại binh khí trên đều chỉ có thể nói là thượng thừa.
Nhưng đáng nể nhất ở Trần Cửu là ông luyện được môn Thiết Kiều Thủ, người luyện môn này phải đánh trực diện với các người gỗ, có khi đánh cả tiếng đồng hồ, tay chân ê ẩm, rướm cả máu, thế mà ông vẫn cứ kiên trì khổ luyện.
Các môn phái khác thấy ông giỏi võ lại hiền lành, nhất là tiết mục Hầu Nhân quá ăn khách, đã cho người chiêu dụ ông về với giá lương cao gấp nhiều lần so với Nhơn Nghĩa Đường, thế mà ông vẫn cứ lắc đầu, nếu cần thì ông có thể diễn tăng cường, hoặc giảng dạy để bồi dưỡng nâng cao cho những ai hiếu học, chứ tuyệt nhiên không phản bội Châu Gia, điều này khiến anh em võ lâm đồng đạo càng nể phục lòng trung nghĩa của ông.
Môn đệ của ông đến nay đã rất đông và ở nhiều nơi, từ trong nước đến ngoài nước như: Mỹ,
Người con hiếu nghĩa
Mẹ của võ sư Trần Cửu vừa mất cách đây vài năm, thọ 96 tuổi. Những ngày mẹ ông lâm bệnh nặng, người ta thấy ông tất bật ngược xuôi từ nhà đến võ đường. Mọi việc từ tắm rửa, ăn uống, cho đến canh chừng thăm nom mẹ, đều do một tay ông đích thân chăm sóc. Ở tuổi 40, ông từng là họa sĩ vẽ các bảng quảng cáo panô cho các rạp hát, thì ngày nay, ngoài việc đứng lớp giảng dạy cho các môn sinh nâng cao, ông cũng khó tìm được một công việc chính quy nào.
Trong những ngày mẹ lâm bệnh, ông xin được diễn nhiều tiết mục hơn, rồi phụ bán vịt quay ở đường Bùi Hữu Nghĩa (quận 5), hàng xóm ai nhờ việc gì ông cũng đều lao vào nhận việc, để mong có tiền thuốc thang cho mẹ.
Những lúc không đủ tiền, anh em trong Nhơn Nghĩa Đường đã thấy "ông già" 70 tuổi đời chảy nước mắt, mặt mày ủ ê, không còn sự hóm hỉnh như ngày nào. Biết chuyện, nên nhiều lần võ sư Lưu Kiếm Xương đứng ra quyên góp tiền của anh em để giúp ông vượt qua những cơn khó khăn của mẹ.
Ngày mẹ mất (năm 2003), lần đầu tiên người ta thấy Trần Cửu bỏ tập, ít nói, ít cười, tâm tính chuyển sang trầm lặng hơn, có người cho rằng ông đang hối hận vì chuyện không nghe lời mẹ lấy vợ. Ngày ấy ở tuổi 30, ông cũng đã từng yêu một cô bạn hàng xóm, gia đình thúc ép ông lấy vợ, nhưng ông sợ, mình câm điếc, lấy người ta, rồi đẻ con câm điếc nữa thì khổ.
Những tưởng cuộc đời ông ngoài việc luyện tập kung fu, xa lánh rượu chè, hút thuốc, không vợ không con, ông cứ thanh thản với một cuộc đời bình dị. Nhưng có lần ông buồn vì nhà bên cạnh có tổ chức một bữa tiệc sinh nhật.
Hỏi ông có thích không, tự dưng ông la hét, gào thét một cách bất thường, bứt tóc, đấm tay vào khoảng không ra dấu không thể nào có được sinh nhật như vậy vì ông không biết ngày sinh của mình. Thế là phải truy tìm hộ khẩu, giấy chứng minh, tìm được ngày rồi, thế là cả võ đường đứng ra tổ chức cho môn sinh Trần Cửu một đêm sinh nhật nhớ đời.
Đêm đó, lần đầu tiên người ta thấy võ sư Trần Cửu say. Ông vui suốt cả ngày, cười đùa í ới với đồng môn, đệ tử. Cũng đúng thôi, niềm vui đến muộn bằng một đêm sinh nhật nhớ đời của một ông già câm điếc ở tuổi 65