Tục đeo yếm dương vật của các bộ lạc ở Tây Tân Ghinê

Chủ Nhật, 10/10/2010, 09:12
Có một số bộ lạc còn tồn tại một phong tục mặc "quần lót" rất kỳ lạ ở đàn ông. Phong tục này chỉ phổ biến ở nam giới và có thể nhiều người trên thế giới chưa từng biết đến một hình thức ăn mặc độc đáo như thế.

Theo đó, thuật ngữ "koteka", "horim" hay "vải quấn dương vật" là một phong tục ăn mặc truyền thống do một nhóm các sắc dân tộc ít người ở Tây Tân Ghinê vận dụng để che đậy cơ quan sinh dục nam giới, gọi chung là "yếm bao dương vật".

Cái "yếm" này đặc biệt ở chổ là nó được làm rất đơn giản ngay từ quả bầu bí khô, đó là loài dây bí hoặc cũng có một loài dây bí cũng được sử dụng. Những cái "yếm" này được cố định bởi một cái thòng lọng được tết bằng tơ sợi thực vật và được cột quanh hông người đeo, vừa vặn úp chụp dương vật.

Những người cao tuổi trong bộ lạc chính là những người có đặc quyền thực hành nghi thức đeo "yếm" cho các thanh niên trong bộ lạc. Hình thức ăn mặc này thể hiện vốn văn hoá của họ và mặc nhiên tồn tại.

Một bộ lạc đeo "yếm" dương vật ở Tây Tân Ghinê.

Tuy vậy, tục đeo "yếm" cũng không giống nhau giữa các bộ lạc, ví dụ như đàn ông tộc Yali thích đeo "yếm" Koteka có là những quả bí dài, mảnh mai, giúp cho việc vận động cảm thấy thoải mái. Còn đàn ông tộc Tiom lại có tục đeo quả bí đôi, được cố định bằng một mảnh vải, đặc biệt ở chỗ là giữa khoảng trống 2 quả bí, người ta có khuynh hướng trang trí vào đó các đồ vật có kích thước nhỏ nhắn như đồng tiền hoặc thuốc lá.

Đeo "yếm dương vật" là một loại y phục truyền thống đối với các xã hội vùng cao ở Tây Tân Ghinê, rõ nét nhất là vùng đại thung lũng của Papua Niu Ghinê. Việc nhận dạng các bộ lạc ít người nếu chỉ nhìn bề ngoài thì cũng không hề đơn giản nhưng người ta vẫn có cách phân biệt dễ dàng các bộ lạc thổ dân với nhau bằng cách quan sát hình thái các kiểu đeo "yếm" mà họ vận trên người. Có bộ lạc thì "yếm" đeo theo phương nằm ngang, có bộ lạc thì đeo "yếm" dựng ngược, có bộ lạc đeo "yếm" xoay về một góc...

Đường kính của những cái "yếm" Koteka cũng không thống nhất. Tương phản hoàn toàn với tín ngưỡng phổ biến, có ít dấu hiệu liên quan giữa kích cỡ và chiều dài của "yếm" koteka và phẩm trật vai vế trong xã hội của người mang nó. "Yếm" Koteka có nhiều kích cỡ khác nhau nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau: như đeo "yếm" Koteka ngắn khi đang làm việc, hoặc đeo "yếm" Koteka dài và trang trí tinh xảo thì lại được áp dụng trong một số dịp lễ hội đặc biệt.

Để làm "yếm" Koteka cũng là một phong tục rất kỳ thú, trước hết ngay từ khi trái bí còn non, người thanh niên muốn hình thức hoa văn trên thân trái bí như thế nào thì có thể yêu cầu người cao tuổi chạm trổ theo ý thích của mình. Khi thu hoạch, quả bí được móc sạch ruột bên trong và để khô tự nhiên. Người ta có thể sơn lên quả bí, gắn các loại lông chim hoặc trang trí với những hiện vật khác tuỳ theo sở thích của người đeo "yếm".

Vào thập niên năm 1970, chính phủ Inđônêxia đã phát động các chiến dịch kêu gọi các bộ lạc ở Tây Tân Ghinê từ bỏ thói quen đeo "yếm" để mặc quần áo bình thường vì như thế trông họ sẽ "hiện đại hơn". Thế nhưng chiến lược trên gặp thất bại vì dù sao tục đeo "yếm" Koteka cũng đã ngấm sâu vào tiềm thức của các bộ lạc ít người nơi đây.

Vào thập niên 1950, các nhà truyền giáo người Hà Lan đã hết sức cố gắng nhằm thay đổi các phong tục lạc hậu của địa phương bằng cách vận động cư dân các bộ lạc mặc quần short. Nhưng đàn ông tộc Dani ở thung lũng cảm thấy bức bối khi mặc quần short thay vì đeo "yếm" Koteka truyền thống. Dù vậy, khi đi lễ nhà thờ, các bộ lạc ở Tây Tân Ghinê mới chịu vào phép mặc quần short theo một hình thức gượng ép

T.H.
.
.
.