Lao đao sau giấc mơ xuất ngoại
1. Chúng tôi về Lào Cai sau 4 tháng xảy ra vụ 50 lao động nhẹ dạ ở Minh Lương, Văn Bàn được sống sót trở về nước sau nửa năm bị bóc lột dã man trong các trang trại nằm sâu bên kia biên giới. Đến bây giờ, ký ức về những ngày khủng khiếp đó đối với những người đàn ông may mắn được trở về vẫn chưa thể nguôi ngoai. Những tháng ngày bị đày ải ở chốn địa ngục trần gian ấy, đối với họ có lẽ là một ký ức đầy sợ hãi trong quãng đời sống của những con người bé nhỏ, tội nghiệp nơi đây.
Chúng tôi gặp ông Lục Văn Niên, bố của Nam, ông năm nay đã ngoài 50 tuổi, gương mặt ông già sọm đi trông thấy, xiêu vẹo ngồi tựa cửa mòn mỏi chờ tin cậu con trai. Ngôi nhà nhỏ vẫn nhuốm màu tang tóc khi họ vẫn chờ đợi, vẫn nuôi một niềm hy vọng mong manh nào đó. Vợ
Còn ông Niên lén lau những giọt nước mắt chảy tràn trên gò má chai sạn, mái tóc gần như bạc trắng.
Những người trở về sau giấc mơ xuất ngoại. |
Ông còn nhớ, ngày 1/10/2009 (âm lịch), Nam cùng 7 người trong đó có La Văn Lả, 38 tuổi, trú tại thôn 4, xã Minh Chiềng sang QT làm thuê, và mang theo giấc mơ được đổi đời. Chuyến khởi hành mang nhiều hy vọng ấy bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa họ đến TP Lào Cai… Theo sự chỉ đạo của Trương Thị Toán, họ vượt sông sang QT rồi được đưa vào một khách sạn ở gần cửa khẩu.
Sáng ngày 2/10 (âm lịch), có một toán người khác đông hơn, hầu hết đều ở thôn 3 và thôn 4, xã Minh Chiềng cũng đến phòng trọ.
...Chu Văn Minh, một nạn nhân được sống sót trở về kể lại,
Cường độ làm việc khủng khiếp đến nỗi, nhiều thanh niên khỏe mạnh, đang tuổi ăn tuổi làm cũng phải ngã khuỵu.
Giữa tháng 5/2010, sau một ngày lao động quần quật, họ trở về lán thì không thấy
Sự bất đồng về ngôn ngữ khiến việc giao tiếp của Minh và chồng Toán đều phải thực hiện bằng ký hiệu. Chồng Toán ra hiệu rằng
2. Rời xã Minh Chiềng, chúng tôi qua đèo Khau Co đến bản Hì, xã Ta Gia, huyện Than Uyên (Lai Châu). Nơi đây, "cơn bão" cũng vừa đi qua. Hầu hết số người trong thôn bị lừa đi lao động khổ sai là những thanh niên trai tráng trong làng khỏe mạnh, đang ở tuổi lao động. Tất cả họ đều bị Trương Thị Toán lừa đi lao động ở nước ngoài với mức lương cao. Đã 4 tháng trôi qua, nhịp sống bình yên đang dần trở lại với những con người nơi đây, nhưng nét hoảng loạn vẫn còn hiện hữu trên gương mặt của 14 nạn nhân đã may mắn trốn thoát trở về nước.
Toán cũng thuê người địa phương đến từng nhà có con trai lớn, dụ dỗ ra Lào Cai phát rừng thuê, trả lương mỗi tháng từ 3-4 triệu đồng. Ở bản Khem cũng có 5 thanh niên độ tuổi từ 17-23 bị lừa sang QT. Song rất may mắn là trong lúc xe chạy ban đêm, thấy xe thường xuyên thay đổi địa điểm, một số người nghi ngờ đã liều lĩnh nhảy xuống rừng bỏ trốn nên đã may mắn được một số người dân QT đưa trở về nước…
Sự thật về viễn cảnh làm giàu nơi đất khách quê người được phơi bầy cùng với sự trở về của Hà Văn Thơm, 19 tuổi. Khi đã bị vắt kiệt sức lao động, sức tàn lực kiệt Thơm gặp La Văn Lả, 38 tuổi, trú tại thôn 4, Minh Chiềng, Minh Lương. Khi ấy, những người thân có con em đi nước ngoài lao động trái phép mới biết rằng họ đã bị lừa nên gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng, đề nghị giải cứu con, em họ đang lưu lạc ở xứ người.
Việc sống sót trở về của Hà Văn Thơm, một trong những nạn nhân của vụ đưa người ra nước ngoài trái phép cũng là một kỳ tích. Thơm phải đi vác cây bạch đàn, rồi phát nương. Quần quật suốt ngày. Sức trai trẻ của Thơm cũng chỉ có hạn, nên chỉ sau một thời gian ngắn, Thơm đổ bệnh nặng. Nhưng trong cái rủi có cái may, Thơm được đưa vào một Bệnh viện ở QT điều trị. Gần một tuần ròng rã, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, vì sợ Thơm chết nên chúng mới cho anh ta về nước…
Khi nhận được tin báo của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế, ông Hà Văn Phong bố của Thơm vội vã đến tìm con. Ông không còn nhận ra đứa con mình đã dứt ruột sinh ra. Chàng trai khỏe mạnh hôm nào giờ xanh xao, héo rũ, hai mắt đờ đẫn nhìn bố mà nước mắt giàn giụa. Gia đình ông đưa Thơm về nhà chạy chữa, chăm sóc, sau 4 tháng, sức khỏe của Thơm vẫn chưa thể bình phục. Đến bây giờ, Thơm vẫn rơi vào hội chứng hoảng loạn vì nỗi ám ảnh của những ngày lao động khổ sai.
Khi nhận lời đi làm thuê, Thơm chỉ mong có được chút vốn để cưới vợ, nào ngờ, giấc mơ chưa thể thành hiện thực còn mình thì suýt bỏ xác nơi đất khách quê người…
Hầu hết những người bị lừa trong chuyến đi ấy đều là những thanh niên khỏe mạnh, đang tuổi lao động của hai xã Minh Lương, huyện Văn Bàn. Và người dẫn mối cho vụ "xuất ngoại" của những con người tội nghiệp đó là Trương Thị Toán. Thị sinh ra và lớn lên ở xã Minh Lương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Không chịu được cuộc sống nghèo khổ, vất vả, Toán bỏ nhà sang Trung Quốc lấy chồng sinh con. Và thị chợt nghĩ ra một ngón kiếm tiền béo bở, và cũng khá độc chiêu, lừa những người lao động ở những vùng quê nghèo của thị sang Trung Quốc lao động khổ sai.
Toán tìm cách liên lạc về với anh trai và em gái là Trương Văn Mới, và Trương Thị Liên. Thị sử dụng những người thân cận này thông báo cần người đi lao động thuê ở QT, lương mỗi tháng là 5 triệu đồng. Chúng đánh vào mong muốn được đổi đời của những thanh niên đang ở độ tuổi lao động. Nên chỉ trong một thời gian ngắn, chúng đã dùng mọi mánh khóe lừa được hơn 50 thanh niên sang QT phát nương. Và những chuyến đi đã được chia nhỏ. Để làm tin cho những người đi lao động, Toán đã ứng trước cho người 1 triệu đồng; người 300 nghìn đồng.
51 người đã sang QT nhưng không khai báo với chính quyền địa phương, không làm thủ tục xuất cảnh qua cửa khẩu, cả đi lẫn về đều theo đường đò qua sông. Nhưng ký ức về những ngày lao động khổ sai nơi xứ người đối với những người dân được may mắn trở về là những nỗi kinh hoàng. Bởi đó không chỉ là sự lao động cật lực, mà còn là sự khủng bố về tinh thần, bởi khi những người lao động cảm thấy mình bị lừa, họ đã đấu tranh đòi trở về nước. Nhưng ngay lập tức những phản ứng của họ đã bị chặn lại.
Chúng đưa ra một cuộc thí nghiệm bằng cách mang 6 người ra và đưa ra những điều kiện rất ngặt nghèo. Nếu ai trốn được về Việt
Câu chuyện của 50 người dân thoát nạn trở về sau chuyến "xuất ngoại" với giấc mơ đổi đời đang là một hiện tượng nhức nhối xảy ra ở trên nhiều vùng quê nghèo khó của đất nước. Chúng tôi trở về trong nỗi ám ảnh bởi ánh nhìn tuyệt vọng của gia đình